thể nàng không để tâm đến chuyện đó lắm, hoặc nàng không cần phải
biết. Tôi để ý là nàng không hỏi han gì về thẻ trả trước, mặc dù khi
đưa điện thoại cho nàng, tôi đã nói với nàng: “Trong hai mươi tư tiếng
nữa, em sẽ gọi được cho anh.”
Nàng thậm chí chả buồn biết xem tôi trả thuê bao ở đâu cho nàng,
nàng được những dịch vụ gì, tóm lại là những chuyện kiểu này không
khiến nàng mảy may quan tâm. Hay bằng cách xử sự như vậy, nàng tế
nhị muốn tôi hiểu rằng nàng mong đợi một món quà có giá trị hơn?
Rằng món quà thế này chỉ đáng được hưởng một nụ cười nhỏ và một
chút tán dương ngắn ngủi? Một món quà giá nào bây giờ đây? Một
chiếc ôtô hiệu Subaru chẳng hạn? Trời đất! Nhưng nàng lại có vẻ rất
vui, điều này khiến tôi thở phào, vì tôi đang mệt bã cả người.
Tôi kể cho nàng nỗi lo của tôi: nỗi sợ khủng khiếp của cha tôi phải
ở một mình trong căn hộ gia đình sau khi em gái tôi đi lấy chồng và ra
ở riêng, không may nhà chồng nó lại ở rất xa... Trước đó tôi đã đề nghị
nó và chồng nó thuê một căn hộ gần hơn nhưng nó từ chối, lấy cớ rằng
chồng nó đã thuê căn hộ có đầy đủ đồ đạc này từ lâu rồi...
Tôi bảo nó nếu đó là mua chứ không phải thuê thì tôi sẽ thông cảm.
Nhưng điều ấy không khiến nó thay đổi ý kiến.
Và thế là cha tôi đã quyết định tái hôn.
Và nếu ông cứ khăng khăng giữ ý định đó, thì chính tôi sẽ phải là
người gánh lấy mọi hậu quả.
Trên cả phương diện vật chất lẫn phương diện tinh thần, tâm lý...
Tôi giải thích cho Leila: “Nói cách khác, một món quà như anh vừa
tặng em đây cũng sẽ chẳng có thể. Người ta không được đòi hỏi anh
phải chu cấp cho cả hai gia đình, cái đó vượt quá khả năng của anh,
thật là bất công. Anh có quyền tiêu đồng tiền làm từ mồ hôi nước mắt
của mình, sao anh lại phải trả cho hậu quả đám cưới của ai đấy, cho dù
người đó chính là cha của anh!”
Leila không trả lời nhưng tôi thấy rõ là nàng đang buồn phiền hộ
tôi. Nàng nghe tôi nói với tất cả sự chăm chú của một người đàn bà