đó, em gái tôi tưởng là ông ám chỉ nó nên ném cho ông một cái nhìn
tức tối và không thèm trả lời.
Dù có chuyện gì xảy ra thì nó cũng chẳng cần phải nói thêm cái câu
mà nó đã nhắc đi nhắc lại hơn một lần: nó sẽ lấy chồng, đó là quyền tự
do bậc nhất của nó, không ai có thể khiển trách nó hay phàn nàn rằng
nó muốn sống một mình với chồng nó, để muốn đẻ bao nhiêu con thì
đẻ...
Về phía cha tôi, ông muốn thuyết phục nó một cách nhẹ nhàng và từ
từ là đừng nên lấy chồng.
Mục đích chủ yếu của ông là giữ nó ở nhà để tiếp tục chăm sóc ông.
Còn nếu nó cứ muốn có chồng thì hãy bảo chồng nó đến đây mà ở.
Căn hộ rộng cơ mà, và như thế cũng tiết kiệm hơn cho chúng nó.
Nhưng ông không nói điều này, mà đưa ra lý lẽ:
“Nói cho cùng, tất cả các thằng chồng đều là những con lừa và
thằng chồng yêu quí của nó cũng chỉ là một con lừa như những thằng
chồng khác.” (Ông nhắc lại từ “lừa”, chả mảy may ngại ngùng hay xấu
hổ!) Mà tại sao nó lại vội vàng có con? Ở tuổi nó thế có sớm không
nhỉ?
Đó là quan điểm mà cha tôi củng cố bằng cách mở rộng phân tích
về điều mà người ta thường trách người Ả Rập chúng tôi: lắm con quá,
mắn đẻ như thỏ, mà lại không có khả năng tìm ra một giải pháp cho
những vấn đề kinh tế và xã hội.
Dù trong thâm tâm đồng tình với ông, em gái tôi vẫn từ chối không
nghe những lý lẽ ấy.
“Tuy thế,” cha tôi nói tiếp, “điều này cũng chẳng khiến chúng ta
chấp nhận tất cả những lệch lạc, những lề thói phản tự nhiên, để làm
như họ, nghĩa là như dân phương Tây, kiểu hôn nhân giữa đàn ông,
hay giữa đàn bà, nhân danh tự do cá nhân, quyền được khác người
khác, và tất cả những gì người ta có thể nghĩ ra tiếp theo...”
Trước đó cha tôi cũng thổ lộ với em gái tôi rằng ông đã không ngủ
được vào cái ngày mà ông nghe nói rằng một tòa án Đức đã cho phép