CHO XEM ĐÙI NÀO, LEILA - Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Lần đầu tiên tôi gặp Rachid El-Daif là vào một ngày mùa thu cách

đây gần hai năm. Tháp Eiffel mờ sau mưa bụi. Chúng tôi ăn trưa trong
một quán nhỏ ven sông Seine cùng một người bạn chung. Lần đầu tiên
được làm quen một tác giả Liban, tôi vô cùng háo hức, như thể đã đợi
cuộc gặp gỡ này từ lâu lắm rồi. Văn chương Hồi giáo với tôi cho tới
khi ấy là một vũ trụ hoàn toàn xa lạ, có cảm giác không thể không lạc
lối nếu thiếu người bản xứ dẫn đường. Ấy vậy mà, cho tới giữa bữa
ăn, cả văn chương lẫn Hồi giáo đều không phải là chủ đề được đẩy về
phía trước như tôi tưởng. Tôi đã thử đề cập. Tôi gợi đến Kamel
Daoud, người vừa nhận giải Goncourt cho tiểu thuyết thuyết đầu tay
cách đó vài ngày. Tôi bàn về chuyện vượt biển của di dân Syria đang
rất thời sự. Nhưng người đàn ông vóc dáng thanh mảnh dù đã bước
sang tuổi thất thập ngồi trước mặt tôi tỏ ra chỉ quan tâm tới món cá
thờn bơn không hiểu hấp hay nướng mà người ta vừa mang ra cho
ông. Lọc xương cá một cách tài tình bằng dao và dĩa, ông bảo cuối
bữa sẽ xin bồi bàn cách nấu để dạy lại bà bếp của ông ở Beyrouth.
Chà, nhà văn thời nay mà có người phục vụ cơm nước! Tôi liền nói
với ông rằng tất cả các tác giả Việt Nam mà tôi quen hay không quen
đều là những tay bếp cừ khôi, còn các tác giả Pháp đương đại thì hầu
như đã trở thành những kẻ tiêu thụ đồ hộp kỷ lục, một bên để đưa ẩm
thực Việt ra thế giới, một bên để rút ẩm thực Pháp khỏi văn chương.
Rachid nghe xong thì phá lên cười, một nụ cười phóng khoáng kèm tia
nhìn láu lỉnh và cũng thật bình thản mà sau này tôi nhận ra là rất đặc
trưng của ông. Cuối cùng, chính con cá thờn bơn đã cho tôi cái cớ để
mở đầu câu chuyện có tính riêng tư hơn. Rachid El-Daif sinh năm
1945 ở Zgharta, một vùng núi cao của Liban, trong một gia đình đông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.