phương tiện vật chất mà bạo lực chi phối được .
Bạo lực, hiện nay là quân đội và hạm đội, và cái hai như tất cả chúng ta,
đau xót thay, đều biết rõ "tốn kém nhiều tiền một cách kinh khủng". Nhưng
bạo lực không thể làm ra tiền được, mà nhiều lắm cũng chỉ có thể chiếm
đoạt được số đã làm ra thôi, và tiền đó cũng chẳng có ích gì nhiều lắm như
chúng ta cũng lại đau xót thay, đã biết được qua trường hợp mấy nghìn
triệu của Pháp[59]. Vậy xét cho cùng thì tiền phải do sản xuất kinh tế làm
ra; vậy một lần nữa, bạo lực lại do tình hình kinh tế quyết định, tình hình
kinh tế cung cấp cho bạo lực. Nhưng như thế vẫn chưa đủ. Không có gì lại
phụ thuộc vào những tiền đề kinh tế hơn là chính ngay quân đội và hạm
đội. Vũ trang, biên chế, tổ chức, chiến lược, chiến thuật phụ thuộc trước hết
vào trình độ sản xuất tương ứng, và vào phương tiện giao thông. Trong lĩnh
vực này có tác động cách mạng hoá không phải là "Những sáng tạo tự do
của trí tuệ" của những tướng lĩnh thiên tài, mà là do việc phát minh ra
những vũ khí tốt hơn và sự thay đổi trong chất liệu người lính, ảnh hưởng
của những tướng lĩnh thiên tài nhiều lắm cũng chỉ giới hạn trong việc làm
cho phương thức tiến hành chiến đấu thích hợp với vũ khí mới và chiến sĩ
mới mà thôi.
Vào đầu thế kỷ XIV, thuốc súng đã chuyển từ tay người A-rập sang người
Tây âu, và ai nấy đều biết là nó đã làm đảo lộn cả toàn bộ công việc quân
sự. Nhưng việc đem dùng thuốc súng và súng hoàn toàn không phải là một
hành vi bạo lực, mà là một tiến bộ về công nghiệp, do đó là một tiến bộ về
kinh tế. Công nghiệp vẫn là công nghiệp, dù nó hướng vào việc sản xuất
các đồ vật hay vào việc phá hoại những đồ vật đó. Và việc đem dùng súng
đã có tác dụng làm đảo lộn không những đối với bản thân công việc tiến
hành chiến tranh, mà còn đối với những quan hệ thống trị và nô dịch về mặt
chính trị nữa. Muốn có được thuốc súng và súng thì phải có công nghiệp và
tiền, mà công nghiệp và tiền lại nằm ở trong tay thị dân. Cho nên, ngay từ
đầu, súng đã là vũ khí của các thành thị và của chế độ quân chủ đang lên,
dựa vào thành thị để chống lại giai cấp quý tộc phong kiến. Những bức
thành đá của những lâu đài của giới kỵ sĩ xưa nay không thể ai chiếm lĩnh
được giờ đây đã không thể đứng vững trước những khẩu đại bác của các thị