bản ở trong những ngôn ngữ đó thì cậu đã biết: bởi vì tất cả đều được xây
dựng trên cơ sở toán học và bởi vì toán học thật là dễ hiểu đối với mọi sinh
vật có trí tuệ trong Thiên hà.
Xê-ri-ô-gia vừa nghe nói vừa mỉm cười láu lỉnh. Trong lúc Điện Tử còn
mải thao thao bất tuyệt thì nó đã nghĩ ra một câu hỏi ranh mãnh.
— Điện Tử này, như hôm qua nói chuyện với mẹ mình, cậu có thể dùng
ngôn ngữ vũ trụ được không?
— Được chứ, - Điện Tử trả lời ngay. - Một số người nói chuyện về đề tài
toán học, họ có cần biết là đang nói gì đâu. Quay số điện thoại ra sao, ăn
cơm tối thế nào, nằm ngủ thế nào - tất cả đều có thể diễn đạt bằng toán học.
Như vậy là có ba nhân vật. “A” - đó là mẹ cậu; “B” - đó là mình - mình luôn
luôn trả lời đúng; “C” - đó là cậu - cậu thường nhầm lẫn, trả lời sai. Vậy là
“А” yêu cầu “C” giải một câu hỏi: “Tại sao con không gọi điện thoại về, tại
sao con bỏ cơm chiều, tại sao con khản cổ?” “B” trả lời đúng: “Con đã ăn
năm chiếc bánh rán, con buồn ngủ, con khỏe”. Nhưng “А” - mẹ cậu - bảo:
“Không tốt!” Bởi vì mẹ cậu hỏi “C” chứ có phải là hỏi “B” đâu. Sáng ngày
ra “C” trả lời “А” vẫn những câu như vậy và được “А” khen: “Tốt!”. Ở đây,
một nguyên tắc về lễ độ được nêu lên: không ai hỏi mình thì đừng trả lời.
— А... hà... hà! - Xê-ri-ô-gia cười phá lên. - Cậu khá lắm. Cậu nhận ngay
ra vấn đề. Mình hứa với cậu là từ nay trở đi mình sẽ tự nói chuyện với mẹ
mình.
Chú viết một điều gì đó lên giấy và gấp tờ giấy làm đôi.
— Bây giờ cậu đọc ý kiến của mình về một vấn đề rất quan trọng đi. Còn
mình thì phải đi rửa mặt đây.
Xéc-gây đi vào phòng rửa mặt.
Điện Tử mở tờ giấy ra và đọc.
“Việc gì mình phải đi tìm những con người ở thế giới khác trong khi ở
đây mình đã có một cơ thể sống, tuy không phải là người. Đó là bạn mình,