nang thì tán dương thể thao và lại còn định làm thơ nữa chứ. Ai mà biết
được thơ họ so với các bài của Nhê-đê-lin đăng trên báo tường là hay hay dở
hơn. Duy có một điều cả hai nhóm đều giống nhau là đối với họ toán học là
cơ sở của toàn bộ cuộc sống.
Tất nhiên Xư-ra-e-xkin đứng về phe anh chàng Xpác-tác vui nhộn, mặc
dù cậu này chẳng hề tỏ ra chú ý đến chú một chút nào. Còn với Pô-pốp thì
cậu học sinh lớp bảy này đã tránh mặt sau một sự việc xảy ra. Hôm ấy Xê-ri-
ô-gia đang chạy ở hành lang thì đột nhiên, cảnh cửa phòng nào đó mở tung
ra, dập vào trán cậu ta. Người vô tình gây ra chuyện đó chính là Pô-pốp
đang mải suy nghĩ. Cậu ta không nhìn đến nạn nhân mà chỉ ném ra một câu:
— Này nhóc, phải cẩn thận chứ!
Xê-ri-ô-gia nổi cáu. Chú cáu không phải vì bị đập mạnh mà vì thái độ của
Pô-pốp.
— Chú mày thì lớn với ai! - chú nói qua kẽ răng. - Ta lại đấm cho vỡ kính
bây giờ.
Pô-pốp dừng lại, ngạc nhiên nhìn cậu bé lạ mặt rồi bất ngờ hỏi:
— Này cậu bé gây gổ. Tốt nhất cậu hãy nói cho tớ biết “An-giép và An-
mu-ca-ba-la là gì?”.
Xéc-gây không nói gì. Chú đứng chạng chân ra, hai tay đút túi quần.
— Đã đến lúc cậu cần phải biết đó là một tác phẩm toán học của thế kỷ
thứ chín, tên gọi là Đại số. - Pô-pốp mỉa mai nhìn cậu bé gây gổ. - Này cậu
bạn trẻ, cậu nên nhớ rằng, các giáo sư đến thăm trường còn gọi tôi là đồng
nghiệp đấy. Nghe thấy không? Đồng nghiệp đấy.
Cuộc va chạm đến đó là chấm dứt.
Vít-ca Pô-pốp đã quên chuyện đó từ lâu. Nhưng Xư-ra-e-xkin vẫn nhớ.
Và có lẽ sau sự việc đó, nó nghĩ ra câu chuyện này.
Hai năm nữa, chú, một học sinh lớp chín mới toanh sẽ bước vào trường
đại học tổng hợp dự cuộc thi học sinh giỏi toán. Cậu khiêm tốn rút một tờ
giấy, đọc các dữ kiện của đề bài. Mười phút sau, cậu trao lại cho ban giám