Lời giới thiệu bản tiếng Anh
Trật tự xã hội hình thành từ triết lí của thời Khai Sáng khẳng định vai
trò tối thượng của người dân “thường”. Trong vai người tiêu dùng, người
dân bình thường trở thành người đưa ra quyết định cuối cùng về việc cái gì
sẽ được sản xuất, với số lượng là bao nhiêu, chất lượng như thế nào, ai sản
xuất, sản xuất thế nào, sản xuất ở đâu; trong vai người đi bỏ phiếu, người
dân bình thường có toàn quyền quyết định đường lối của chính sách quốc
gia. Trong xã hội tiền tư bản “ông trùm” là những kẻ có đủ sức buộc những
người yếu hơn phải qui phục. Cái cơ chế bị nhiều người chỉ trích của thị
trường tự do chỉ để ngỏ duy nhất một con đường dẫn tới thịnh vượng, đấy là
phục vụ người tiêu dùng một cách tốt nhất và rẻ nhất có thể. Trong lĩnh vực
công việc quốc gia, hệ thống chính phủ đại diện là hệ thống phù hợp nhất
với “nền dân chủ” như thế của thị trường tự do. Sự vĩ đại của giai đoạn giữa
những cuộc chiến tranh của Napoleon và Chiến tranh thế giới thứ nhất
chính là lí tưởng xã hội: tự do buôn bán trong thế giới của những dân tộc
hoà bình, một nền tự do mà những người kiệt xuất nhất đang đấu tranh để
biến nó thành hiện thực. Đấy là thời đại mà đời sống của người dân được
cải thiện với tốc độ chưa từng có. Đấy là thời đại của chủ nghĩa tự do.
Hiện nay người ta gần như đã quên hết các nguyên tắc của chủ nghĩa tự
do thế kỉ XIX rồi. Ở châu Âu lục địa chỉ còn vài người nhớ mà thôi. Ở nước
Anh, thuật ngữ “tự do” được đa số người sử dụng nhằm ám chỉ cái cương
lĩnh mà thực ra chỉ khác chủ nghĩa toàn trị của những người xã hội chủ
nghĩa ở những tiểu tiết. Hiện nay ở Mĩ, từ “tự do” lại được dùng để chỉ một
tập hợp các ý tưởng và định đề chính trị trái ngược hẳn với cách hiểu về chủ
nghĩa tự do của các thế hệ tiền bối. Người tự do kiểu Mĩ là người ủng hộ
chính phủ toàn trí toàn năng, là kẻ thù không đội trời chung của tự do kinh
doanh và là kẻ ủng hộ cho kế hoạch hoá mọi mặt của đời sống, tức là ủng
hộ chủ nghĩa xã hội. Những người “tự do” này vội vã nhấn mạnh rằng họ