CHỦ NGHĨA TỰ DO TRUYỀN THỐNG - Trang 197

chiến lên tầm vũ đài quốc tế, họ tin rằng nó sẽ phải diễn ra ở đấy. Họ không
phản bác khẳng định cho rằng những cuộc xung đột như thế sẽ phải xảy ra
trong xã hội dựa trên sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Họ chỉ nói rằng không
được để những mâu thuẫn đối kháng như thế xuất hiện, và họ muốn dùng sự
can thiệp của chính phủ để quản lí và điều tiết sở hữu tư nhân nhằm loại bỏ
những mâu thuẫn đối kháng như thế. Họ muốn chủ nghĩa can thiệp thế chỗ
chủ nghĩa tư bản. Nhưng cuối cùng thì họ cũng chẳng khác gì những người
marxist. Họ cũng hứa sẽ đưa thế giới đến một chế độ xã hội mới, nơi không
còn giai cấp, không còn đối kháng giai cấp, không còn xung đột giai cấp.

Muốn hiểu được ý nghĩa của học thuyết về đấu tranh giai cấp ta phải

luôn nhớ rằng nó chống lại học thuyết của chủ nghĩa tự do về sự hài hòa của
những quyền lợi đúng đắn của tất cả các thành viên của xã hội tự do, được
xây dựng trên nguyên tắc sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Người theo phái
tự do khẳng định rằng cùng với việc loại bỏ tất cả những sự phân biệt mang
tính giả tạo giữa các giai tầng, cùng với việc loại bỏ mọi đặc quyền đặc lợi
và tạo được sự bình đằng trước pháp luật thì sẽ không còn gì ngăn trở sự
hợp tác hòa bình giữa tất cả các thành viên của xã hội, vì lúc đó quyền lợi
lâu dài và được hiểu một cách đúng đắn của tất cả mọi người sẽ trùng hợp
với nhau.

Tất cả những lời phản đối mà những người ủng hộ chủ nghĩa phong

kiến, ủng hộ đặc quyền đặc lợi, tìm cách đưa ra nhằm chống lại học thuyết
tự do đã nhanh chóng trở thành phi lí và chẳng được mấy người ủng hộ.
Nhưng trong hệ thống lí thuyết kinh tế thị trường (catallactics) của Ricardo
người ta có thể tìm thấy xuất phát điểm của lí thuyết mới về xung đột quyền
lợi trong lòng xã hội tư bản. Ricardo tin rằng có thể chứng minh được trọng
quá trình phát triển kinh tế sẽ diễn ra sự thay đổi trong quan hệ giữa ba hình
thức thu nhập, mà cụ thể là giữa lợi tức, địa tô và đồng lương. Chính điều
đó đã buộc những người cầm bút ở Anh trong các thập kỉ 30 và 40 của thế
kỉ XIX phải nói đến ba giai cấp là tư sản, địa chủ và lao động ăn lương, và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.