Mặc dù ngay cả Tây Âu và hợp chủng quốc Hoa Kì tư tưởng tự do cũng
đang đi vào thoái trào, nhưng nếu so với Đức thì ta vẫn có thể gọi đấy là
những dân tộc tự do.
Người cầm bút có tư tưởng tự do thế hệ trước cần phải đọc là Frederic
Bastiat: Oevres Completes (Paris, 1855). Bastiat là người có bút pháp rất
độc đáo, đọc ông là cả một niềm vui. Sau khi ông qua đời, lí thuyết kinh tế
phát triển như vũ bão cho nên không có gì ngạc nhiên là học thuyết của ông
đã trở thành lỗi thời. Nhưng những lời phê phán của ông đối với tất cả
những biện pháp bảo hộ và những xu hướng liên quan đến nó thì vẫn chưa
ai vượt qua được. Những người theo chính sách bảo hộ và can thiệp không
thể phủ nhận được. Họ đành phải lặp đi lặp lại rằng: Bastiat rất "hời hợt".
Khi đọc sách báo chính trị viết bằng tiếng Anh trong thời gian gần đây
ta phải nhớ rằng từ "liberalism" thường được hiểu là chủ nghĩa xã hội ôn
hòa. Liberalism (1911) của tác giả người Anh, tên là L.T.Hobhouse, và
Economic Liberalism (1925) của tác giả người Mĩ, tên là Jacob H.
Hollander, là những tác phẩm trình bày một cách súc tích về chủ nghĩa tự
do. Để làm quen kĩ hơn với tư tưởng của những người theo trường phái tự
do Anh, nên đọc thêm các tác phẩm: The Case for Capitalism (1920) của
Hartley Withers, The Confessions of a Capitalist (1925), If I Were a Labor
Leader (1926), The Letters of an Individualist (1927), The Return to Laisser
Faire (London,1928) của Ernest J.P. Benn. Cuốn The Letters of an
Individualist (1927) có liệt kê các tác phẩm bằng tiếng Anh viết về những
vấn đề cơ bản của hệ thống kinh tế.
Phê phán chính sách bảo hộ được Francis W. Hirst trình bày trong tác
phẩm Safeguarding and Protection (1926).
Bản ghi lại cuộc tranh luận công khai ở New York diễn ra vào ngày 23
tháng 1 năm 1921 giữa E.R.A. Seligman và Scott Nearing về đề tài : "That
capitalism has more to offer to the workers of the United States than has
socialism" cũng rất có giá trị.