mức, ví dụ như, can thiệp vào sự an toàn về cuộc sống và sức khỏe, tự do và
tài sản cá nhân, dĩ nhiên như thế là hoàn toàn không tốt.
Nhưng, như Jacob Burckardt đã nói: quyền lực tự nó đã là xấu, ai sử
dụng không quan trọng. Quyền lực có thể làm băng hoại người cầm quyền
và dẫn đến sự lạm dụng. Không chỉ những ông vua và những nhà quý tộc
nắm quyền tuyệt đối, mà quần chúng, khi chế độ dân chủ trao vào tay họ
quyền lực tối cao của chính phủ, cũng rất dễ có xu hướng thái quá.
Ở mĩ, việc sản xuất và buôn bán rượu bị cấm đoán [Ý nói đến điều luật
gọi là "luật khô" ở Mĩ - chú thích của bản tiếng Nga - ND]. Những nước
khác không đi xa đến như thế, nhưng hầu như ở đâu cũng có những hạn chế
việc mua bán thuốc phiện, cocaine, và những loại ma túy khác. Có vẻ như ở
đâu người ta cũng cho rằng một trong những nhiệm vụ của ngành lập pháp
và chính phủ là bảo vệ cá nhân khỏi chính anh ta. Ngay cả những người mà
trong những lĩnh vực khác thường lo ngại về sự mở rộng lĩnh vực hoạt động
cũng cho rằng về khía cạnh này quyền tự do cá nhân bị ngăn chặn là đúng,
thậm chí họ còn nghĩ rằng chỉ có những lí thuyết gia cố chấp ngu ngốc mới
có thể phản đối những cấm đoán như thế. Trên thực tế, việc can thiệp kiểu
như thế của chính quyền vào đời sống cá nhân được chấp nhận rộng rãi đến
mức những người chống đối chủ nghĩa tự do có xu hướng xây dựng lí lẽ và
rút ra kết luận rằng tự do tuyệt đối là không tốt, và chính phủ, trong vai trò
người bảo vệ hạnh phúc, cần phải có một số biện pháp ngăn chặn đối với
quyền tự do cá nhân. Không nên đặt câu hỏi chính phủ có phải ngăn chặn
quyền tự do cá nhân hay không mà là những biện pháp ngăn chặn có thể đi
xa đến mức nào mà thôi.
Không cần phí lời để bàn về thực tế là tất cả các loại ma túy đều có hại.
Câu hỏi là một ít rượu có hại hay không, hay chỉ có hại khi rượu bị lạm
dụng cũng không phải là vấn đề cần thảo luận ở đây. Thực tế cho thấy là
nghiện rượu, nghiện cocaine, nghiện morphine rất có hại cho đời sống, sức
khỏe, khả năng lao động và nghỉ ngơi, vì vậy mà những người theo chủ