CHỦ NGHĨA VÔ THẦN - Trang 111

của Italy. Cuộc kháng chiến chống lại Mussolini đã phát triển mạnh
thêm trong suốt những năm 1930, nhưng không lúc nào sự phản đối
chế độ của ông ta chiếm đa số rõ rệt trong Giáo hội Công giáo, ngay
cả sau năm 1938 khi luật chống Do Thái được thông qua. Vì vậy, một
lần nữa thật khó để thấy Chủ nghĩa vô thần có thể được coi là động
lực của chủ nghĩa phát xít Italy.

Trường hợp của Đức quốc xã là trường hợp quan trọng nhất, vì

dưới thời Hitler, sự tàn bạo của phát xít đã diễn ra một cách tồi tệ
nhất. Nhưng điều rõ ràng là Đức quốc xã không phải là một quốc gia
vô thần. Hitler, chẳng hạn, đã duy trì quan điểm truyền thống của
Đức về phụ nữ là họ cần tập trung vào "Kirche, Kiiche, Kinder" - nhà
thờ, nhà bếp và trẻ em.

Rõ ràng hơn nữa, đó là một hiệp ước được kí kết giữa chính phủ

Đức quốc xã và Giáo hội Công giáo năm 1933. Sự thông đồng giữa
các nhà thờ Tin lành và chế độ Đức quốc xã thậm chí còn gần gũi
hơn, được giúp đỡ bởi một truyền thống chống Do Thái trong Tin
lành Đức. Kháng chiến không đến từ các nhà thờ Tin lành đã được
thành lập, mà đến từ Giáo hội Giải tội li khai, do các Mục sư Martin
Niemoller và Dietrich Bonhoeffer lãnh đạo. Những người bất đồng
chính kiến này được các Kitô hữu noi theo một cách chính đáng như
những tấm gương sáng ngời về sự kháng cự nguyên tắc đối vói chủ
nghĩa phát xít, nhưng việc họ phải rời khỏi Giáo hội đã được thành
lập để lãnh đạo cuộc kháng chiến này không phải là lí do cho sự ca
tụng Kitô giáo.

Bản thân các học thuyết của Đức quốc xã cũng mâu thuẫn với thể

loại chủ nghĩa tự nhiên hợp lí của Chủ nghĩa vô thần truyền thống.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.