Tôn giáo đã đóng một phần không thể thiếu trong vụ thảm sát
Holocaust. Các nhà thờ Thiên Chúa giáo từ thời Constantine
vào thế kỉ IV đã muốn cải đạo người Do Thái, và các nhà thờ
Thiên Chúa giáo thời Trung cổ trên khắp châu Âu tham gia vào
các cuộc đàn áp với mức độ khác nhau vì họ cảm thấy người Do
Thái đã đóng đinh Chúa Kitô. Niềm tin này đã hình thành nền
tảng cơ bản cho chủ nghĩa bài Do Thái và không bao giờ bị mâu
thuẫn, hoặc thậm chí được giải quyết trực tiếp, bởi bất kì nhóm
tôn giáo nào trong suốt thời kì này.
“Holocaust” trong Bách khoa toàn thư về Chính trị và Tôn giáo
(London, Routledge, 1998, tr. 338)
Dường như không thể phủ nhận một phần trách nhiệm của Kitô
giáo trong lịch sử chủ nghĩa bài Do Thái vì đã tạo ra lối suy nghĩ
trong đó vụ thảm sát Holocaust thậm chí có thể hiểu được.
Một điểm chung hơn là tôn giáo nói chung đã có xu hướng hoạt
động bằng cách thiết lập sự phân đôi giữa người công bình và người
bất chính, người được cứu rỗi và người bị nguyền rủa, người tốt và
người xấu. Theo nghĩa này, tôn giáo về bản chất không chỉ gây chia
rẽ mà còn gây chia rẽ theo cách coi trọng một số người hơn những
người khác. Tôi nghĩ nó không quá huyền ảo để xem làm thế nào
các thế kỉ truyền thống tôn giáo trong xã hội phương Tây có thể tạo
ra sự phân biệt giữa người Aryan thượng đẳng và những người
khác kém hơn như chủ nghĩa phát xít mong muốn.