CHỦ NGHĨA VÔ THẦN - Trang 115

phải luôn lành tính, nhưng đó là suy nghĩ của một người vô thần rất
ngây thơ: những người vô thần thì không thể làm sai. Các nhà phê
bình Kitô giáo, những người cũng nghĩ rằng Liên Xô là một ví dụ để
bác bỏ Chủ nghĩa vô thần, theo logic của họ, phải chấp nhận rằng sự
tàn bạo như các cuộc thập tự chinh hoặc điều tra bác bỏ Kitô giáo.

Phần kết luận

Tôi nghĩ, có một số hiểu biết thú vị về Chủ nghĩa vô thần có thể

được lượm lặt bằng cách nhìn vào lịch sử của nó. Đầu tiên là sự trỗi
dậy của Chủ nghĩa vô thần về cơ bản gắn liền với sự xuất hiện của
chủ nghĩa duy lí ở Hi Lạp cổ đại và kế tiếp trong Thời kì Khai sáng.
Do đó, Chủ nghĩa vô thần là một phần của câu chuyện tiến bộ về văn
hóa con người, trong đó sự mê tín được thay thế bằng lời giải thích
hợp lí, và chúng ta đánh mất những ảo tưởng về cõi siêu nhiên và
tìm hiểu cách sống trong thế giới tự nhiên.

Thứ hai là quan điểm tiêu cực cho rằng Chủ nghĩa vô thần không

được đổ lỗi cho sự khủng khiếp của chủ nghĩa độc tài thế kỉ XX. Tuy
nhiên, cần phải nhớ rằng Chủ nghĩa vô thần cực đoan hoặc Chủ
nghĩa vô thần cơ yếu, tìm cách lật ngược niềm tin tôn giáo bằng vũ
lực, cũng nguy hiểm như bất kì hình thức cơ bản nào khác. Do đó,
biểu hiện chính trị chân thực nhất của Chủ nghĩa vô thần có hình
thức của Chủ nghĩa thế tục nhà nước, chứ không phải Chủ nghĩa vô
thần quốc gia.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.