trùm lên suy nghĩ của chúng ta, thường thì chúng ta không nhận ra
điều đó.
Lí do tôi chú ý đến sự thực này là vì cuốn sách này gần như hoàn
toàn nói về các trường hợp hợp lí cho Chủ nghĩa vô thần. Đối với
điều này tôi không muốn nói lời xin lỗi. Nếu chúng ta tạo một trường
hợp cho bất kì quan điểm nào thì cách làm tốt nhất là luôn luôn vận
dụng lí lẽ đó để huy động sự hỗ trợ lớn nhất có thể. Tuy nhiên, tôi
cũng nhận thức rằng chúng ta không tiếp cận các cuộc thảo luận dựa
trên lí trí với một tư duy mở nhưng trống rỗng. Chúng ta tiếp cận
chúng với những định kiến, sự sợ hãi và cả những cam kết. Một số
trong những thứ được nêu đó không dựa trên lí trí, và bản thân
chúng đã mang một sự miễn dịch nhất định đối với sức mạnh của sự
lập luận duy lí. Nên với Chủ nghĩa vô thần, mà vài bạn đọc sẽ có cái
nhìn trung lập, thì tôi đoán rằng nhiều độc giả, ngay cả những người
đã chối bỏ tôn giáo, sẽ tham gia nhiều tổ chức về Chủ nghĩa vô thần
mang tính tiêu cực hơn là tích cực.
Điều này rất quan trọng, bởi vì các mối liên kết như vậy có thể cản
trở suy nghĩ rõ ràng, dẫn chúng ta đến các vấn đề định đoán và bác
bỏ lập luận mà không có lí do chính đáng. Nếu bạn có một hình ảnh
sâu xa của các nhà thần học như là những người vô thần khổ sở, bi
quan, thì các luận cứ duy lí có thể gặp trở ngại tâm lí sâu sắc.
Những cảm xúc như vậy có thể mạnh mẽ, và chúng ta không thể
đơn giản là vứt bỏ chúng đi. Nhưng chúng ta có thể nỗ lực đánh thức
và đền bù cho chúng. Trong cuốn sách này tôi cố gắng cho thấy Chủ
nghĩa vô thần, trong một số khía cạnh, không phải như mọi người
nghĩ. Để cho phép những trình bày của tôi công bằng như là một
buổi điều trần, tôi sẽ yêu cầu bạn gắng gạt sang một bên những định