Tôn giáo có hại
Căn cứ thứ nhất để trở thành một người vô thần cực đoan, đó là
tuyên bố rằng tôn giáo là có hại. Một cách tạo nên trường hợp này
bởi quan điểm luôn luôn là một điều xấu khi tin vào những gì sai, và
vì tôn giáo là sai, nó luôn luôn là xấu. Cái được gọi là "tác hại" ở đây
rõ ràng có gì đó trừu tượng hơn tác hại vật lí và ngụ ý một số dạng
thiếu liêm chính đối với sự thật.
Vấn đề với đường lối đả kích này là nó chỉ biện minh cho sự thù
địch với niềm tin nếu niềm tin chắc chắn là sai. Vì mọi người thường
không đồng ý về nhiều điều, và chúng ta sẽ thù địch với tất cả những
điều đó, thế giới sẽ là một nơi tồi tệ. Vì vậy, để trở thành cực đoan
bởi những lí do này, người ta cũng sẽ phải giáo điều theo Chủ nghĩa
vô thần, đó là lập trường mà tôi đã bác bỏ trong phần trước.
Một cách công kích khác là đi theo Nietzsche (không rõ có chính
xác hay không) và nói rằng tôn giáo luôn có hại vì nó từ chối sống
(life-denying) hơn là khẳng định sự sống (life-affrming). Tôn giáo
khuyến khích chúng ta tìm kiếm phần thưởng trong thế giới tiếp theo
ảo tưởng hơn là trong thế giới này, và do đó cướp đi của mọi người
động lực để tận dụng tối đa cuộc sống duy nhất họ có. Vấn đề ở đây
là không phải tất cả niềm tin tôn giáo đều thực sự chối bỏ cuộc sống.
Chắc chắn, các tôn giáo răn dạy một sự kiềm chế nhất định, nhưng
tất cả các hệ thống đạo đức cũng vậy. Và dường như đúng là nhiều
tín đồ tôn giáo có cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc. Vì vậy, nếu đây là
căn cứ để trở thành một chiến binh chống lại tất cả các tôn giáo, điều
này có vẻ khá lo ngại.
Một ý tưởng thứ ba là người ta không thể tách rời các tác động có
hại của tôn giáo khỏi các tác nhân lành tính hơn của nó. Chắc chắn,