CHỦ NGHĨA VÔ THẦN - Trang 138

cũng như thuyết thần học không-hiện thức của Don Cupitt. Cũng
thấy chính mình dưới ngọn lửa từ những người theo Thiên Chúa và
cả những người vô thần, cả hai đều nghĩ rằng ông thực sự là một
người vô thần sau tất cả, và chỉ nên thừa nhận điều đó, nhưng tôi lại
cho rằng những nỗ lực của ông để giữ một cái gì đó đặc biệt từ đống
đổ nát của niềm tin tôn giáo là đáng khâm phục và có những bài học
cho cả các tín hữu cũng như những người vô thần.

Một chủ đề không được thảo luận chi tiết nữa đó là bản chất cụ

thể của khoa học đe dọa niềm tin tôn giáo. Tôi đã tập trung vấn đề
vào cánh chủ nghĩa duy lí hỗ trợ Chủ nghĩa vô thần một cách rộng
lớn và tích cực hơn. Tôi cũng nghĩ vấn đề khoa học tôn giáo thì mệt
mỏi hơn một chút và đã được thảo luân nhiều lần rồi.

Thứ tư, một vài dòng về cuộc công kích chống lại tôn giáo khi tôi

đã một lần nữa tránh tập trung vào mặt tích cực, liên quan đến
những tuyên bố rằng niềm tin tôn giáo là vô nghĩa hay không mạch
lạc. Những loại lập luận này là phổ biến vào những năm đầu thế kỉ
XX trong số các nhà thực chứng logic và đã được công chúng Anh
chú ý đến với tên tuổi của triết gia A. J. Ayer. Tuy nhiên, ngôi sao
thực chứng logic đó đã mờ nhạt dần, và tôi không tin cách tốt nhất để
tham gia cùng các tín đồ tôn giáo là bắt đầu từ những tiền đề rằng
niềm tin của họ là vô nghĩa, thay vì điều đó chỉ là sai.

Thuyết nhân văn

Thể loại Chủ nghĩa vô thần tích cực mà tôi đã tranh luận trong

cuốn sách này đôi khi được gọi là thuyết nhân văn. Trong nghĩa rộng
của từ này, nhân văn chỉ đơn giản là những người vô thần, người tin
cuộc sống có mục đích và đời sống đạo đức. Tuy nhiên, tôi cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.