CHỦ NGHĨA VÔ THẦN - Trang 139

thích các thuật ngữ chung hơn là thuật ngữ vô thần vì nhiều lí do.
Trước hết, thuyết nhân văn là mơ hồ hơn: ví dụ, có những người đã
là những người theo Kitô giáo nhân văn. Thứ hai, những người nhân
văn không phải là một thuật ngữ mà người vô thần sử dụng nhiều
nhất để tự định danh. Có một vài cách giải thích cho điều này. Việc
đầu tiên là, vì hầu hết các nước phát triển đã tổ chức hiệp hội các
thành viên nhân văn, một số người nghĩ một nhà nhân văn giống
như là thành viên của một nhóm cận-tôn giáo. Do đó, nếu họ không
phải là thành viên của hiệp hội nhân văn quốc gia thì họ không nhân
văn. Tôi nghĩ như vậy là sai, nhưng đó là một vấn đề thực tế mang
tính xã hội, sự tồn tại của các nhóm nhân văn đưa đến một hệ lụy là
họ đã tạo ra những bản sắc riêng để mọi người gọi chính họ là nhà
nhân văn.

Một lí do khác tại sao mọi người tránh thuật ngữ nhân văn vì có

một nhánh đặc biệt của thuyết này vốn là một tập hợp con rất cụ thể
của Chủ nghĩa vô thần. Nhánh nhân văn này tập trung vào phần "con
người" [theo đúng nghĩa] của từ, và được thành lập dựa trên ý
tưởng về tính ưu việt của chủng tộc người, hơn nữa là mong muốn
để tôn vinh mặt tốt của các loài. Nhiều người vô thần và các nhà
nhân văn khác đã từ chối điều này bởi vì họ không thấy lí do nào để
tôn vinh Homo Sapiens hoặc làm cho các loài thành điểm trung tâm
trong mối quan tâm của chúng ta. Thay vào đó, mối quan tâm của
chúng ta nên gắn với đời sống cá nhân, và cũng có thể là phúc lợi
của những loài có khả năng nhận thức phức tạp khác. Trong phong
trào rộng rãi của chủ nghĩa nhân đạo có một cuộc tranh luận liên tục
về mức độ quan tâm mà chúng ta nên dành cho những loài vật khác,
nên sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng tất cả các nhà nhân văn chia sẻ chủ
thuyết nhân chủng học này. Tuy nhiên, bởi vì một số nhánh nhân văn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.