chủ yếu tập trung vào loài người, nên một số người cũng thận trọng
khi gọi mình là những nhà nhân học.
Tôi không mấy quan tâm đến nhãn mác (label) mà chúng tôi sử
dụng - đối với tôi những cụm từ chỉ người theo Chủ nghĩa vô thần và
nhân văn (không viết hoa) tích cực đều có cùng một nghĩa. Rất có
khả năng nhầm lẫn nếu chúng ta sử dụng thuật ngữ "nhân văn",
nhưng nó lại chắc chắn có giá trị khi chỉ ra Chủ nghĩa vô thần được
mô tả trong cuốn sách này thực sự là một dạng thức của chủ nghĩa
nhân văn.
Quay lại mặt tối
Tôi đã bắt đầu cuốn sách này với sự "nham hiểm" một chút, nó đe
dọa hình ảnh vốn có của Chủ nghĩa vô thần. Bằng nhiều cách, cuốn
sách đã đạt được mục đích là xua tan hình ảnh đó. Tuy nhiên, chúng
ta đi đến phần cuối của cuốn sách, với nhiều lí do khác nhau, phải
thừa nhận rằng Chủ nghĩa vô thần không giữ lại một số khía cạnh
của mặt tối.
Nhiều người vô thần trong suốt quá trình của câu chuyện đã so
sánh niềm tin của họ với một hình thức ngày càng lớn dần lên. Ví dụ,
Freud thấy niềm tin tôn giáo là một loại hồi quy thời thơ ấu. Với tôn
giáo, chúng ta giống như những đứa trẻ vẫn tin rằng chúng ta sẽ
được bảo vệ trong thế giới bằng sự nhân từ của cha mẹ - người sẽ
chăm sóc chúng ta. Không phải ngẫu nhiên mà Chúa được là gọi là
Cha trong truyền thống Do Thái và Kitô giáo.
Chủ nghĩa vô thần vứt đi những ảo tưởng trẻ con và chấp nhận
chúng ta phải thực hiện theo cách riêng của chúng ta trên thế giới