Khi chúng ta đã thực hiện cam kết cơ bản này, chúng ta có một số
nguồn lực giúp suy nghĩ về những gì đúng đắn phải làm. Chúng ta
có thể nghĩ về những gì cần thiết để giúp cuộc sống của chính chúng
ta và cuộc sống của những người khác phát triển. Chúng ta có thể
nghĩ về hậu quả của hành động của mình là gì và tránh những điều
gây hại cho những thứ chúng ta nghĩ là có giá trị, và cố gắng làm
những việc có lợi cho người khác. Chúng ta có thể nhận ra rằng nói
điều gì đó tốt hay xấu trong một hoàn cảnh thì cũng nói nó tốt hay
xấu trong bất kì hoàn cảnh tương tự liên quan khác, và vì vậy có thể
cố gắng kiên định trong hành động của mình, hoặc thực hiện nó theo
cách khác, cố gắng tránh đạo đức giả.
Tất nhiên, vẫn có thể nói rằng chúng ta không thể cung cấp bằng
chứng logic nào cho thấy những người vô thần phải hành xử theo
đạo đức, nhưng chúng ta cũng không thể cung cấp bằng chứng như
vậy cho các nhà hữu thẫn. Sai lầm thường thấy là giả sử một người
có niềm tin tôn giáo, các nguyên tắc đạo đức chỉ đi kèm khuôn khổ
và không cần phải suy nghĩ hoặc biện minh cho họ. Một khi chúng ta
nhìn xuyên qua huyền thoại đó, chúng ta có thể thấy tại sao trở nên
tốt là một thách thức cho tất cả mọi người, dù là người vô thần hoặc
không-vô thần.