chúng ta tán thành một nguyên tắc không liên quan đến lợi ích, mong
muốn hoặc mục tiêu cụ thể của các cá nhân cụ thể, nhưng phổ biến
và áp dụng cho tất cả. Vì vậy, ví dụ, để nhận ra tôi không nên bị lừa
tức là nhận ra không ai nên bị lừa. Vì vậy, phẫn nộ về việc bị lừa dối
trong khi không lo lắng về việc lừa dối người khác là một ví dụ về sự
đạo đức giả: đó chính là sự thay đổi quy tắc tùy tiện cho phù hợp với
bản thân.
Chúng ta không cần phải đi quá xa với Kant để nắm bắt ý tưởng
về mệnh lệnh tuyệt đối để thấy rằng một số hình thức phổ quát vừa
là một đặc điểm thiết yếu của các quy tắc đạo đức, vừa là một phần
tự nhiên của lí luận đạo đức. Tất cả những gì chúng ta cần để có
nguyên tắc chung về tính phổ quát là trước tiên phải chấp nhận có
một số điều là tốt hay xấu nếu chúng xảy ra với chúng ta, và thứ hai
là chấp nhận không có lí do hợp lí, nếu chúng tốt hay xấu đối với
chúng ta thì chúng cũng khống tốt hay xấu cho những người khác có
hoàn cảnh tương tự. Nếu chúng ta chấp nhận hai đề xuất này thì
chúng ta có một số nền tảng hợp lí cho nguyên tắc chúng ta không
nên làm cho người khác những gì chúng ta sẽ phản đối họ làm cho
chúng ta.
Với tất cả các nguyên tắc đạo đức mà tôi đã phác thảo, chúng ta
không cần phải đi quá sâu vào chi tiết đề mọi thứ trở nên khó khăn
và gây tranh cãi. Trong trường hợp này, một trong những cuộc tranh
luận chính là các mệnh lệnh tuyệt đối phổ biến hay không, các mệnh
lệnh tuyệt đối đó bằng cách nào đó được yêu cầu với lí do, như Kant
nghĩ, hoặc các quy tắc đạo đức phổ quát là hợp lí có thể được thấy
rõ ràng hay kém đi không. Đối với những giá trị đó, tôi nghĩ rằng
phản hồi thứ hai là chính xác. Nhưng cũng như rất nhiều chi tiết khác
về triết lí đạo đức, vì mục đích thực tế, những cuộc tranh luận này có