mất. Muốn cho được an ủi lòng mình, quan Đốc Sơn Tây tin rằng mảnh đá
hẳn là đã trở về với chủ nhân trên non Tản. Ngày lại càng lấy làm sợ lắm và
không dám kể lại với ai cái việc Thần núi Tản đòi lại hòn cuội chọ mượn
đó. Sợ lại có cái vạ miệng phải chết tươi như ông Phủ Quốc Oai ngày nọ
chăng.
Chuyện kỳ dị về hòn cuội có nhân không biết vì đâu mà đồn về đến
tận dân làng Chàng Thôn chuyên làm nghề thợ mộc. Bên bếp lửa, giữa
những mồi thuốc lào châm nùn rơm hút đến tụt nõ điều cầy, những bác phó
mộc trẻ tráng luôn miệng nói đến hòn cuội trên non cao, hỏi nhau xem ở
trên cái ngôi đền Thuợng núi Tản Viên có những cái gì. Họ muốn được
hiểu biết. Có một điều lạ là mỗi lúc câu chuyện có đả động đến ngôi đền
Thượng huyền bí thì những ông phó mộc có tuổi đều đánh trống lảng ra
chuyện khác, nếu họ không lảng xa ra chỗ khác. Bọng thợ trẻ để ý đến
những cái nhìn ý tứ của đám phó mộc lớn tổi đưa đẩy với nhau bằng mắt
khi bọn đàn em nhao nhao bàn tán đoán già đoán non về những việc trên
đền đức Thánh Tản. Những bực đàn anh này có biết một cái gì trên ấy
chăng? Sao những người tuổi tác này có vẻ khiếp sợ kín kín hở hở giấu
diếm như thế?
Thái độ ông cụ phó Sần thì lại càng đang nghi lắm. Ngày trước ông cụ
phó Dần vui tính hay bép xép. Chỉ từ dạo cách đây đâu mươi năm, ông cụ
phó Sần tự nhiên bỏ làng Chàng Thôn mất đến hơn một tháng, vợ con
không rõ là đi đâu. Lúc ông cụ Sần đi có mang theo đủ bào, đục, tràng, cưa,
dây mực, ống mực, dây quả dọi, và chỉ nói là đi nhận làm khoán ở nơi xa
lắm. Khi về thấy có rất nhiều tiền và mỗi lúc tiêu đến thì lại mang tiền thả
vào vại nước, có nhiều đồng nổi lềnh bềnh; ông cụ nhặt những đồng chìm
tiêu dần và cất những đồng nổi vào một chỗ rất kỹ rất kín. Từ ngày ấy, vợ
con và cả người mấy xóm ở làng thấy ông đổi tính đổi nết một cách mau
chóng. Trước ông hay ngồi lê đôi mách, bép xép hết chuyện người rồi
mang nốt cả chuyện nhà ra mà nói. Giờ thì ông dè dặt từng câu, lắm ngày
vẩn vơ như bị ma ám và nhièu hôm không cậy mồm ra mà nói lấy nửa