Chủ nhân lấy luôn tên giống lan đặt làm tên biệt thự, ngụ cái ý yêu hoa
và tỏ cho khách qua đường biết vườn nhà đầy cỏ lạ.
Nhớ đến lời sư cụ chùa Quỳnh Lâm vùng tỉnh Đông dặn lại sau khi
cho giống lan, mõi bận xuân về, sớm sớm, chủ nhân lại phải co cả vườn
Tuý lan say với hơi rượu thời cái vương giả hương ấy mới còn ở với người
thế gian. Ngày xuân phải bón lan bằng hương rượu chủ nhân lại phải cho cả
vườn Tuý lan say với hương rượu thời cái vương giả hương ấy mới còn ở
với người thế gian. Ngày xuân phải bón lan bằng hương rượu, chủ nhân rất
lấy làm sung sướng được gần vùng cất rượu ngon có tiếng ở châu Thang là
làng Vĩnh Trị. Ái Sơn đối ngạn Vĩnh Trị va đứng ở Tuý lan trang trông rõ
đê làng Vĩnh Trị. Những buổi sớm mùa xuân, mặt nước con sông Mã phẳng
lặng như tờ, lại lăn tăn làn sóng nhỏ do mái trèo đập làn nước của một
chiếc thuyền nan bơi từ bến Ái Sơn sang bến làng Vĩnh Trị. Bọn người sinh
nhai chỗ duyên giang, dậy sớm đứng trên mạn thuyền để thở cái không khí
trong sạch bình minh vui cười bảo nhau:
“Lại thuyền cô chiêu Tần bên Tuý lan trang qua Vĩnh Trị lấy rượu cho
hoa!”
Phải, cô chiêu Tần-con gái ông chủ vườn Tuý lan trang đi lấy rượu về
bón huê đấy!
Quan án Trần, vì cái thích chơi hoa, phải giảm những sự chi dùng
trong nhà để có đủ tiền đặt thứ “rượu khê” cho hoa lan, trị giá hai quan một
vò bên làng Vĩnh. Mà mỗi sớm, chèo thuyền đi lấy rượu theo lời cha dặn,
cô chiêu Tần đã diễn ra trên dòng nước con sông Mã một cái cảnh tượng
giống như trong tranh Thuỷ mặc của người Tầu. Một người con gái mà cái
dáng điệu dịu dàng đã in theo khuôn nhịp chốn đài trang, tóc búi cánh
phượng, áo mặc rộng tay màu thiên thanh, chân đi dép cỏ mà lại thực hành
một cái ý nghĩ chan chứa màu thơ-ngày xuân cảnh sớm, bơi thuyền lấy
rượu cho hoa-đủ làm cho lãng tử được thấy cái đẹp ấy phải đưa mình vào
mộng.