- Quan án Trần cũng vì bị kinh động, căm xúc mạnh quá mà chết. Cô
chiêu Tần, thuyền cướp mang đi. Cái biệt thự kia bị cháy ra tro. Cho hay
sống vào thời loạn, cái phú quý và cái sắc đẹp cũng nhiều khi là cái mầm
vạ lớn.
Từ khi Lan vắng chủ, từ khi hoa không người nâng giấc, giống cỏ quý
kia cũng quyết tạ theo tri ky, thề không ở lại với thế gian. Vả chăng người
giai nhân đã đi, cái hào hoa cũng tận. Cái thuật cất “rượu khê” bên làng
Vĩnh Trị, cũng không ai truyền lại cho ai nữa, để lại một mối tiếc cho “làng
men” mỗi khi nhắc tới cái phong vị hồi cận đại.
Sai cái đêm dữ dội ấy, cây cỏ nơi Tuý lan trang đều một loạt ủ rũ như
để tang cho người thiên cổ. Tơ liễu khóc mưa, tóc tùng reo gió, bóng tre lìa
bụi, đều ngậm một cái tình buồn trước cái hương trời lăn lóc khoảnh vườn
hoang. Lan đã biết tạ chủ, thời cỏ cây kia há kém ai!
Đê lại bên sông một khoảnh đất cao hơn mặt ruộng, đứng xa trông như
một cái gò phát bằng ngọn, ngày nay, Tuý lan trang chỉ còn là một chỗ đi
về của đám mục đồng. Tụi trẻ kia không biết kính trọng cái âm phần của
giống Tuý lan khi yên giấc sau lúc tạ chủ, cho trâu bò giẫm nát cả mồ hoa!
Thiên “thảm sử Tuý lan trang” cũng đi theo với thời gian và bị xoá
nhào trong trí nhớ người đồng thời. Ngày nay du khách đi qua vùng Ái Sơn
đất Thanh Hoá, nghe thấy những danh từ “Gò Lan tạ” và “Quán cậu Hai”
phải hỏi mãi mới ra nghĩa cũ. “Gò Lan tạ” là nền tảng Tuý lan trang và là
cái nơi vùi hoa lan: “Quán cậu Hai” là nơi cậu ấm Hai nghỉ ngựa trước khi
gặp người ngọc chỗ lầu trang, vẫn hết sức giơ cái thân tàn chịu lấy cái gió
mưa nơi đầu bến. Gò, quán kia đã ghi vào trong tâm trí khách chơi hoa một
cái kỷ niệm buồn rầu. Vườn xuân lan tạ chủ; đàn đóm lập loè nơi bến nước
và gió đêm vi vụt bãi lau già...
Tiểu thuyết thứ bảy (1935)