vòng một trăm câu. Thơ Tào Sắt mà thả, thì đừng có hòng mà ăn.
- Này, các ngài có được rõ câu chuyện lão Phó Sứ dám thuê thợ bên
Tàu khắc riêng cho mình mấy tấm thạch bản in thành một tập thơ mỏng
không? Lão ra khuôn mẫu cho họ in nhiều câu có những chữ lạ, rất ngộ
nghĩnh và mỗi khi đem câu đó ra mà thả thực không ai ngờ đến. Nhưng chỉ
có khi nào đánh to lắm, lão mới giở đến bí thuật này. Lão tìm đến những
quan toa và có tiếng là hay chữ lão mới thả một hai câu thật gay go. Các
quan thua, đòi lão phải dẫn chứng cổ thi, lão giả vờ bịt tên sách lại, che kín
lề, mép và gáy cuốn thơ, chỉ cho xem đủ cái câu thả đó và đủng đỉnh, tủm
tỉm trình với cả làng rằng đó là một câu thơ Tống. Thật là rõ ràng chữ thạch
bản, chữ tuy nhỏ bằng con kiến, nhưng đeo kính vào xem, chữ không nhòe
lấy một nét. nhiều người thua cay, thường chỉ tự trách mình xem cổ thi ít
quá và tặc lưỡi kêu: “Cổ nhân dùng chữ úp mở uyển chuyển úa đi thôi. Họ
cậy có tài, tự cho mình cái quyền hạ những chữ quá lắt léo, đem cái quyền
lực của sáng tạo ra mà làm bọn mình đảo điên cả nhận thức và cả tiền bạc
nữa. Còn ai biết đằng nào mà lần nữa”. Ấy một năm lão Phó Sứ dùng lối
thả thơ sanh tử như thế độ một đôi lần, đủ gỡ lại nhưng bữa thua to. Chà!
Nhưng mà nghĩ lắm lúc cũng tội. Vợ chồng họ nhiều khi thua nhẵn. Lắm
bữa không có lấy một chữ tiền mà thửa dây đàn nữa. Và hai ông mụ phải
vờ cáo bệnh nằm bệt một nơi có khi đến hàng tháng.
- Cụ Tuần trước ở đây, chơi không được lịch sự, thành thử vợ chồng
ông Phó Sứ họ cũng đâm nhờn. Ai đời đi mặc cả với họ mỗi buổi đánh thơ
xong, phải đưa cho mình một số nhất định là bao nhiêu, mặc dầu họ thua
hay là được. Không những thế, Cụ lại còn quấy nhiễu họ giữa những tiếng
bạc lớn. Lấy tiền nhà cái, lúc năm đồng, lúc mười chữ, tẹp nhẹp quá. hình
như cụ còn chớt nhả với cả mụ Mộng Liên nữa.
B-ạn đang đọ-c truyện tại- iREAD.v-n
- Thì cũng phải lấy hồ chút ít chứ sao? Có thế thì những buổi hội
giảng đầu tháng bên tòa bên tỉnh xong, Cụ mới giữ các quan phủ huyện lại