cho chớ? Vậy chớ ai trả tiền những nâm rượu linh đình giáo đầu cho mỗi
cuộc thả thơ?
- Cái ông huyện Bình Khê, người trông đứng đắn thế vậy mà nhảm lạ.
ông ta chúa hay vờ vĩnh. Nhà cái chưa thả thơ xong, ông cứ vờ vĩnh giục
ồn lên những là lâu và làng đặt tiền chamạ như thế thì một đêm, phỏng thả
được mấy câu thơ. Thế rồi ông vồ lấy lá thơ đặt ở giữa chiếu, dọa mọi
người nếu không đặt tiền nhanh lên thì iông thổi tuột lá thơ r và xin làng,
nếu nghĩ lâu quá, thì đợi đené câu sau hãy đánh vậy. Mỗi lần ông cầm lên
đặt xuống lá thơ, cái mẩu giấy tàu bạch cuộn tròn như tổ sâu kén lại nới
giãn dần ra một cút. Và ông đã hé nhìn được chữ gì viết trên đầu giấy, cuốn
tròn tận vòng trong cùng lá thơ. Mắt ông ta nhanh như cái cắt. Có lần ông
Phó Sứ vòng một chữ bút, ông huyện vờ xin thổi thế nào mà nhìn được cái
nét sổ dài. Rồi là có bao nhiêu tiền đem đặt vào chữ bút đến tột cửa!
Nhưng, mụ Mộng Liên xem chừng cũng hiểu, nên mỗi lần sau, ông huyện
Bình Khê động tay vào lá thơ là mụ lại buông tay đàn, chặn lấy giấy và
nhìn trừng trừng vào giữa mặt ông huyện có tính gian giảo kia.
Đêm hôm đó người ta bày cuộc đánh thơ ở nhà ông Kinh Lịch. Mọi
người tụ tập ở đấy đều lấy thế làm vừa lòng. Vì ít ra, ở đây, người ta cũng
chơi bời có phần được tự nhiên hơn ở trong dinh các cụ. Ông Kinh Lịch là
một người trọng cái sạch sẽ của tâm hồn, nói to cùng mọi người là ông
không thua tiền hồ. Ông chỉ yêu cầu ai được thơ nhiều nhất thì nên cho
người lão bộc nhà ông một số tiền nhỏ mọn để đền lại cái công nó làm dầu,
làm đèn, nấu cháo và bưng điếu. Ông Kinh lại còn khẩn khoản với mọi
người đừng nên làm huyên náo nhà cửa lên. Ông vui vẻ nói:
- Đã hay rằng vớ được câu thơ hay, ai ma chẳng muốn ngâm vang lên.
Thứ nhất lại ngâm vang câu tơ thả mình vừa đánh trúng cái chữ hiểm hóc,
thì ai mà bụm miệng được. Một người ngâm, cả làng phụ họa vào, ồn ào
bằng vỡ chợ, cái đó cũng là thường tình. Nhưng, tôi xin các ngài biết ho là