CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ - Trang 52

đánh chữ vần, chữ chân.

Ông Phó Sứ và Mộng Liên nhìn nhau cười; vợ chồng có ý bảm thầm

nhau rằng làng cũng khôn đấy nên mới không dám trêu vào lối đánh thơ
hiểm hóc này.

Lá thơ đầu tiên đã ra khỏi miệng túi gâm vẫn khư khư nằm trong tay

Mộng Liên. Cả làng chăm chú nhìn và ngâm ngợi và ngẫm nghĩ. Cái gì mà
“...thượng, mai khai, xuân hựu lão”? Cuối lá thơ thả, có sẵn năm chữ thả
viết xương kinh: tái, sơn, đình, mộ, Văn. Cả làng ngâm:

- "Vòng" thượng, mai khai, xuân hựu lããão

Vẫn lời cái ông thừa trẻ:

- Tái, sơn, đình, mộ, Văn. Ta đánh chữ tái: “Tái thượng, mai khai,

xuân hựu lão”. Hoa mai... nở trên mặt ngọn ải... xuân lại già nữa.

Nghĩ ngợi lâu, ông Thừa trẻ trở nên do dự. Thấy ông Thông phán tỉnh,

người có tuổi và vốn sành về môn thả thơ, đánh chữ Văn ông tỏ ý ngạc
nhiên:

- Văn thượng, mai khai, xuân hựu lão. Quái nhỉ! Sao lại Văn?

Rồi ông Thừa cứ mân mê mãi cọc tiền, không biết nên đặt chữ gì để

ông Phó Sứ phải sốt tiết lên cắt nghĩa hộ cho bằng vẻ lễ phép ngụ nhiều
ngạo mạn kín đáo.

- Thưa ngài, Văn là con sông văn chảy qua đất Lỗ, quê đức Thánh

Khổng. “Mai nở trên sông văn, xuân lại già”: Cụ Phán tỉnh đánh thơ như
thế, câu đó ngài cho làm lạ lắm sao?

Và, xem chừng cả làng cũng không có một ai đánh thêm được đồng

nào nữa, ông Phó Sứ xin làng cho phép ông được thổi lá thơ cuộn tròn để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.