chúng ta ở trong thành, gần ba dinh Cụ Lớn, mình không nên lám náo động
quá. Bình khe khẽ, đủ nghe với nhau thôi.
Cả một lũ con bạc lên mặt tài giỏi, nhìn ông Kinh Lịch cười hóm hỉnh
và khoan thai bước vào chiếu giữa. Ông Kinh Lịch châm thêm dăm bảy cây
sáp nữa đã gắn sẵn vào đế đèn đồng. Tất cả thành thử đến hơn mười cây
nến, chung nhiệt độ lại để tăng bốc cái mùi thơm gắt ngát của một bình hoa
rộng miệng chứa gần trăm gốc huệ trắng. Hoa huệ mãn khai cuộn cong đầu
cánh trắng lại như những râu rồng và gặp tiết đêm, gặp sức nóng của nến
cháy, của người thở mạnh, của hơi thở dồn vang càng hết sức nhả mùi
hương. Không khí đều là huệ hết cả, có người rít mạnh mỗi thuốc lào, đã
lầm rằng thuốc của mình là ướp ủ bằng hoa hệ. Hơi huệ ngùn ngụt bốc lên,
quyện lấy mùi dầu dừa nơi mái tóc Mộng Liên. Mộng Liên mặc chiếc áo
màu hỏa hàng ngồi ép sát vào chồng, mặc một chiếc áo lụa năm thân
nhuộm màu khói nhang đọt chỉ trứng rận. ông Phó Sứ vừa gỡ túi thơ vừa
hỏi làng.
- Dạ thưa, có đánh thơ cổ phong không? Và có đánh chữ chân không?
Một con bạc ít tuổi và chừng như mới tập tõng lối chơi chữ này, hỏi
lại:
- Đánh thơ cổ phong? Thôi, nếu thả thơ cổ phong thì anh em ở đây
đưa tiền cho ông tiêu hết. Còn đánh chữ chân là thế nào?
Ông Kinh Lịch đang nằm bên khay đèn, ngồi nhỏm dậy nói chõ xuống
chiếu dưới:
- Cái ông Thừa nhà tôi đến hay lẩm cẩm. Đã đi đánh thơ đòi ăn tiền
thiên hạ, còn hỏi lục vấn thế nào là chữ chân. Thưa ông, câu thơ bảy chữ,
đem vòng chữ thứ bảy cuối cùng cho làng đánh, thế gọi là đánh chữ chân ạ.
- Nếu thế thì đánh cả chữ trắc và cả chữ bằng à? Thôi, xin làng cứ theo
như lệ mọi khi ma đánh. Đây chúng tôi khôg phải là thi bá, khong dám