- Ngày mai, tôi xuống thăm lại cái kiểu đất ở Đồng Cồn. Xong rồi tôi
xuôi luôn Hà Nội. Tháng sau, tôi sẽ về qua đây, để chỉ bảo cách xoay lại
ngôi mộ... Cô đừng nên vội nói đến chuyện tạ ơn. Còn về lâu dài. Đáng lẽ
bộ chén ngọc đó tôi không nhận đâu. Lấy những cái gì là gia bảo của người
làm của mình là một cái tội. Nhưng vì nghĩ rằng, trong lúc chị em cô còn
nhỏ tuổi, chửa chắc đã giữ nổi, thiếu gì kẻ dòm ngó. Thôi tôi cũng giữ hộ
cô và cậu. Độ mươi năm sau, lúc đất có thể phát được rồi, tôi sẽ trở lại đây.
Lúc bấy giờ mới là lúc cô tú nên nói đến việc đền đáp công ơn. Lúc bấy giờ
tôi sẽ trả lại cô Tú và cậu Chiêu bộ chén ngọc liệu. Cụ Án nhà lúc sinh thời
quý nól ắm. Đi lại với cụ luôn luôn, mà cụ Án nhà chỉ mang chén ra dùng
với tôi có hai lần. Nếu tôi không sống được đến ngày đó, mấy đứa con tôi
sẽ đưa chén ngọc đến làm của tin để nhờ cô Tú giùm giúp cho chúng. Cái
đức nhà tôi xem chừng cũng bạc thế thôi. Có lẽ đến đời con tôi là không
còn gì nữa. Cô Tú và cậu Chiêu nhớ hộ tôi câu nói chí tình này.
Cô Tú vừa đứng dậy, vừa sụt sùi, vừa xếp hành lý cho cụ Hồ mai xuôi
sớm. Trong cái tráp sơn đen, cô đã chèn nhiều giấy bản vào kẽ tráp để chén
khỏi va đụng lúc đi đường. Rồi cô xếp luôn cả quả bầu nặm vỏ đã khô và
ruột đã tóp lại. Quả bầu mới hạ khỏi giàn được mấy bữa.
Hai chiếc cáng đi từ sớm, qua đò sông Hát, đã gác đầu đòn lên mấy cái
trẩu cáng cắm sẵn ở trước một cái quán nước chỗ Trạm Trôi. Cậu Chiêu vội
mời cụ Hồ vào quán nghỉ và tay cậu vẫn khư khư cái la bàn có vẽ bát quái
đồ của ông thầy Tàu.
Mấy người bộ hành có vẻ học trò nghèo, ngồi ăn bánh ở quán, đang đố
nhau đối một vế câu đối mà một người vừa tức cảnh nghỉ: “Ngồi nghỉ Trạm
Trôi ăn bánh trôi”. Ông cụ Hồ xoè cây quạt thước, quạt quạt và bảo cậu
Chiêu soát lại quân còn lại của ván vờ tưởng đã đến lúc gần tàn cục. Từ
sớm tới giờ, muốn quên cái đằng đẵng của mấy thôi trạm tren đường xứ
Đoài, ông cụ Hồ và cậu Chiêu đã đánh với nhau mấy ván cờ không có quân
đi, không có bàn bày. Họ đã đánh cờ bằng miệng chứ không phải bằng tay