CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC - Trang 107

PHỤ LỤC : TIẾNG VIỆT TRONG 25 NĂM ĐẦU

THẾ KỶ XX

Để đánh giá một cách nghiêm chỉnh những thành quả văn học của các

người vẫn được coi « là tiền phong » của nền văn học quốc ngữ, không
những phải tìm hiểu sự lợi dụng chính trị chữ quốc ngữ của người Pháp
trong lãnh vực hành chánh, học chánh, báo chí… mà còn phải tìm hiểu
những quan niệm, nguyên tắc dịch, sử dụng từ ngữ hán việt, xây dựng câu
văn xuôi, kiểm điểm lại những từ ngữ, kiểu nói nào được người đương thời
chấp nhận và vẫn còn được thông dụng ngày nay.

Chúng tôi xin dành vấn đề sau cho các nhà chuyên môn về tiếng việt.

Ông Mai Ngọc Liệu đã đáp lại lời đề nghị của chúng tôi và góp phần của
mình vào việc tìm hiểu trên, đặc biệt trong báo Nam Phong.

LƯỚT QUA 2000 LỊCH SỬ

Sau 1000 Bắc thuộc tức là sau một thời gian đối kháng trường kỳ trên

chiến tuyến văn hóa, mặt trận duy nhất mà ta thắng lợi – Tiếng Việt chẳng
những vẫn tồn tại mà còn lớn mạnh hơn trước do sự đồng hóa một số đông
đảo tiếng Hán như những quân địch quy hàng được biến thành dân bản xứ :
đó là những tiếng Nôm gốc Hán tức là tiếng Hán bị Việt hóa chẳng những
về âm giọng mà cả về ý nghĩa nữa. Đồng thời chữ Hán cũng bị đọc trại đi
theo lối phát âm Việt nhưng không được coi là tiếng Việt, trái lại vẫn là chữ
Tàu được ta mượn để sử dụng làm công cụ văn hóa, nhất là để khai thác cái
kho tàng tư tưởng và học thuật Trung-quốc – đây là loại tiếng bác học
mệnh danh là tiếng Hán Việt.

Từ ngày thâu hồi độc lập do trận Bạch-Đằng thứ nhất (Ngô Quyền) –

về mặt ngôn ngữ, công cuộc phát triển tiếng nói dân tộc vẫn tiếp tục theo
chiều hướng trên nhưng vì chưa có chữ viết riêng nên văn chương Việt vẫn
phải tiến hành bằng phương pháp truyền khẩu – tuy nhiên nền văn chương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.