CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC - Trang 108

thuần Việt này không vì thế mà nghèo nàn ; trái lại vì xuất phát từ sức sống
mãnh liệt của dân tộc nên văn chương truyền khẩu (truyện cổ tích, ca dao,
thành ngữ…) là một kho tàng vô cùng đồ sộ về cả số lượng và phẩm chất,
vượt rất xa bất cứ một dân tộc nào trên thế giới.

Qua ba triều đại Ngô, Đinh và Tiền Lê, văn chương truyền khẩu (văn

chương thuần Việt) giữ địa vị chủ nhân vì nền Hán học chưa được thiết lập.
Từ triều Lý trở về sau, Hán học với tiếng Hán Việt (nói bằng chữ Hán «
nói-chữ ») và giới Nho sĩ mới thực sự và chính thức thành hình. Trong khi
các nhà Nho « nói chữ » và viết văn Hán thì đại đa số dân Việt vẫn không
rời bỏ công cuộc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ cũng như văn chương
thuần Việt lưu truyền từ ngàn xưa.

Phải đợi đến triều đại nhà Trần ta mới thực sự có chữ viết chữ nôm mà

tác giả

56

có lẽ là một số Nho sĩ thiết tha với ngôn ngữ, văn học và văn hóa

dân tộc (chống lại chủ trương « nói chữ » và dùng Hán văn để diễn tả tư
tưởng) : Hàn-Thuyên chỉ là một người trong nhóm này, và cũng có thể ông
là người cầm đầu nhóm.

Nhưng oái oăm thay ! chữ Nôm lại là loại chữ đặt nền trên chữ Hán :

phải biết chữ Hán mới có thể học dễ dàng chữ Nôm – mà tự nó – chữ Hán
đã khó học khó nhớ rồi – do đó rất khó phổ biến chữ Nôm trong nhân gian.
Cho tới ngày có « chữ Quốc ngữ » theo mẫu La-Tinh, chữ Nôm vẫn là chữ
của giới Nho sĩ chứ không phải của đại đa số dân Việt : người dân dù có
năng khiếu vượt mức về sáng tác bằng ngôn ngữ (kể cả thi ca) cũng không
« có chữ » để ghi lại tác phẩm của mình.

Như vậy, kể từ nhà Trần cho đến khi « chữ quốc-ngữ » thịnh hành,

ngôn ngữ và văn chương Việt chia hai khuynh hướng rõ rệt : tiếng nói cũng
như văn chương « bình dân » của đại đa số (dân chúng) – và tiếng nói cũng
như văn chương « bác học » của một tối thiểu số (Nho sĩ). Do hai tầng xã
hội chủ trương và đường ai nấy đi, hai khuynh hướng này tuy không chống
đối nhưng cũng không hợp tác – tuy nhiên mỗi bên đều góp phần vào công
cuộc chung tức là việc bồi bổ và phát huy ngôn ngữ văn chương nước nhà.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.