dịch từ tiếng La-tinh sang tiếng Việt, tất cả đều là « văn xuôi ». Do đó, phải
nói rằng chính « nhà đạo » Công-giáo đã đi tiên phong về « văn xuôi » – tài
liệu cũ nhất cho thấy không những chỉ có sách vở « nhà đạo » viết bằng văn
xuôi mà cả đến thư từ liên lạc trong nội bộ « nhà chung » nữa (coi : thư của
thầy Bento Thiện gửi một vị bề trên trong tạp chí Đại Học của Viện Đại
Học Huế, số 10 năm 1959).
Bởi vậy cũng không lạ gì khi thấy nền « văn xuôi » chung của văn học
Việt-Nam chỉ thực sự khởi đầu với những tác phẩm của Trương vĩnh Ký và
Huỳnh Tịnh Của
từ cuối thế kỷ 19 tại miền Nam là nơi mà « chữ quốc
ngữ » được phổ biến trước hết vào dân chúng (và cũng là nơi chịu ít ảnh
hưởng Hán học). Trong khi đó tại hai miền Bắc và Trung, chữ Hán và Hán
văn vẫn còn rất phổ thông trong Nho sĩ : không kể các văn kiện chính thức
mà cả đến thư từ giữa tư nhân cũng vẫn tiếp tục viết bằng « chữ Nho » (coi
: thư từ trao đổi giữa Phan đình Phùng và Hoàng cao Khải), sự kiện này chỉ
là việc tiếp nối truyền thống « Nho Tàu » trọng Hán khinh Việt trong địa
hạt ngôn ngữ và văn chương – một truyền thống còn di hại cho tới lúc này,
chưa biết ngày nào mới xóa bỏ được.
BƯỚC SANG THẾ KỶ 20
Tại Á-Đông, từ giữa thế kỷ 19, Nhật-Bản là quốc-gia tiên phong mở
cửa ngõ đón nhận văn minh và văn hóa Tây-phương, dùng làm phương tiện
canh tân xứ sở và nhờ đó họ trở thành đại cường quốc từ ngày đại thắng
quân đội Nga.
Trung-Hoa – vì thất bại nhục nhã về chính trị và quân sự – cũng theo
gương Nhật-Bản : trong địa hạt văn hóa họ bắt đầu chấp nhận tư tưởng và
khoa-học Tây-phương, và khởi sự công cuộc phiên dịch sách Tây-phương
ra chữ Hán – đó là phong trào Tân Thư do Khang-hữu-Vi và Lương-khải-
Siêu khởi xướng.
Cùng lúc với nước Tàu, nhưng khác với họ là bị « mất nước » vào tay
Pháp, Việt-Nam bắt đầu tỉnh ngộ và nhìn sang Nhật-Bản : Phong trào Đông