Du thành hình rồi tiếp đến việc thành lập Đông Kinh Nghĩa Thục. Có thể
nói công cuộc định hướng mới cho văn hóa và văn học Việt-Nam khởi sự
với phong trào và tổ chức này nhưng đã bị thực dân Pháp dập tắt từ đầu
bằng chính sách đàn áp để rồi thay thế vào đó bằng kế hoạch văn hóa giáo
dục thâm độc của họ : dùng tiếng Việt và « chữ quốc ngữ » làm phương
tiện ru ngủ, nhồi sọ và đầu độc mà việc thi hành được trao cho bọn người
Việt tay sai và được thể hiện bằng báo chí sách vở của hai nhóm Đông-
Dương-Tạp-Chí và Nam-Phong nơi quy tụ của cả hai giới « Nho Tàu và
Nho Tây » theo Pháp.
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM TRONG MƯỜI NĂM ĐẦU
THẾ KỶ
Trong lãnh vực ngôn ngữ và văn học, mười năm đầu thế kỷ này chỉ là
thời gian tiếp nối những năm cuối thế kỷ trước với hai đặc điểm : « Văn
xuôi » viết bằng « chữ quốc ngữ » bắt đầu được phổ biến ở miền Nam đồng
thời với sự xuất hiện báo chí Tiếng Việt tại đây, do sự thúc đẩy của người
Pháp áp dụng chữ quốc ngữ phục vụ những mục tiêu chính trị.
Trái lại, hai miền Trung Bắc vẫn còn chìm đắm trong cơn lũ lụt ngàn
xưa tức là vẫn bám chặt lấy Hán văn (coi như văn tự tối thượng và ngôn
ngữ chính thức của sĩ phu) và « văn chương bác học » gồm toàn thơ phú
(tiếng Việt pha trộn thêm « tiếng-chữ » – tiếng Hán-Việt – biểu tượng của
giới « Nho Tàu » để phân biệt với tiếng « nôm na » của dân chúng). Nhận
thấy lợi ích của chữ quốc ngữ, các nhà nho có đầu óc cách mạng đã chủ
trương dùng chữ quốc ngữ thay chữ nho.
Nhưng thực dân đã đàn áp hai phong trào Đông-Du, Duy Tân và tổ
chức Đông-Kinh Nghĩa-Thục khi lớp « Nho sĩ giác ngộ » tại hai miền
Trung – Bắc muốn bắt chước Nhật-Bản và Trung-Hoa để lái văn hóa và văn
học Việt Nam sang chiều hướng canh tân theo khoa học Tây-phương trên
nền móng tinh thần và dân tộc tính Việt-Nam. Sau đó thực dân áp dụng
chiến thuật « gậy ông đập lưng ông » bằng cách sử dụng chính ngay kế