đại đa số của dân tộc), họ chú trọng sưu tầm và giải thích tiếng Hán Việt
hơn là tiếng thuần Việt.
- Đáng lẽ phải dùng phương pháp ngữ học để có thể nghiên cứu tường
tận tiếng nói và văn chương dân tộc, thì họ đã phó mặc việc này cho các
học giả Pháp (Maspéro, Souvignet, Cadière v.v…) – dù rất thông thạo ngữ
học và khá giỏi tiếng Việt (nói và viết) nhưng vì không phải là người Việt,
nên những học giả này không thể đi sâu vào « rừng » tiếng Việt để nghiên
cứu tường tận giùm cho ta. Cũng vì không chịu tìm hiểu môn ngữ học, và
không chịu tìm học các ngành của môn này (ngữ âm, ngữ pháp, từ nguyên
v.v…) nên lớp « Nho Tây » cũ không nắm vững được tiếng Việt, do đó
phạm những lỗi lầm và tạo ra những tệ trạng (nói trên), di hại một cách
đáng kể trong khoảng 40 năm gần đây trên lãnh vực ngôn ngữ và văn học.
Mặc dầu các thế hệ kế tiếp họ đã tìm mọi cách sửa chữa, đồng thời bồi
dưỡng, phát huy tiếng nói và văn chương Việt – đáng ghi nhận nhất là
những nỗ lực của Tự Lực Văn Đoàn và những cuộc vận động văn hóa xuất
phát từ các phong trào đấu tranh giành độc lập cũng như các phong trào
cách mạng xã hội từ năm 1939 đến nay
– nhưng tất cả những tệ đoan trên
hiện vẫn còn tồn tại phần nào trong ngôn ngữ và văn chương, chưa biết đến
ngày nào mới xóa bỏ hết được.
MAI-NGỌC-LIỆU