- Sau khi phong trào Duy Tân bị đàn áp và Đông Kinh Nghĩa Thục bị
giải tán, thực dân Pháp đã trao độc quyền làm văn hóa cho các nhóm tay sai
(nổi bật nhất là nhóm Nam Phong do Phạm-Quỳnh cầm đầu) : văn xuôi viết
bằng « chữ quốc ngữ » (thay thế « chữ Nôm » – được nhóm Nam Phong
gọi là « văn quốc ngữ ») cũng như việc phiên dịch danh từ Âu-Mỹ sang
tiếng Hán-Việt và thuần Việt, đâu phải do các nhóm tay sai này khởi xướng
phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa thục đã làm việc này trước họ,
đồng thời mượn danh từ Hán-Việt trong các sách Tân Thư của Trung-Hoa
để sử dụng trong các tác phẩm Việt văn, các bài diễn thuyết…
- Mặc dầu đã cướp được « độc quyền văn hóa », các nhóm tay sai của
thực dân (nhất là nhóm Nam Phong) đã sử dụng « văn quốc ngữ » làm
phương tiện tuyên truyền cho Pháp, đề cao văn minh Pháp, phổ biến văn
hóa Pháp hơn là xây dựng ngôn ngữ, văn chương và văn hoá Việt (riêng
Phạm-Quỳnh và nhóm Nam-Phong còn muốn duy trì cái ách chữ Hán và
Hán học sẵn có từ ngàn năm trước trên đầu trên cổ tiếng nói và văn chương
dân tộc).
Cho tới nay người ta vẫn tiếp tục tuyên dương công trạng của Phạm-
Quỳnh và nhóm Nam-Phong và lờ hẳn công nghiệp của những người và tổ
chức tiền phong nói trên cũng như những tác phẩm tiếng Việt của phong
trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa thục. Nay đã đến lúc phải hành động
ngược lại, nếu muốn có công bằng, thẳng thắn trong việc làm văn học sử.
RIÊNG VỀ NGÔN NGỮ
- Nhờ chủ trương đề cao « chữ nho » của Phạm-Quỳnh và nhóm Nam-
Phong, tệ đoan « nói chữ » vẫn được duy trì, bảo vệ :
a) Những phương thức cũ : xen kẻ những thành ngữ Hán hoặc những
câu trích dẫn kinh điển Nho học vào lời nói, câu văn tiếng Việt – trong câu
nói cửa miệng, thay thế từ đơn và từ kép Việt bằng từ đơn và từ kép Hán.
Vài thí dụ rút trong Nam-Phong số 18 : tự đầu chí cuối – từ đầu đến cuối ;