CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC - Trang 126

…tôi không dám bảo bỏ hết chữ nho không nên dùng… Cái điều, tiếng

nào nên dùng chữ nho hay không là tự các ông nói chuyện, viết văn kén
chọn và định liệu ».

Đoạn chót bài của Dương-quảng-Hàm là vấn đề « học tiếng An-nam »

69

: « Lạ thay cho nước mình ! Có tiếng nói mà không hề ai học tiếng, không

đâu dạy cách dùng tiếng, không sách nào nói đến nghĩa tiếng cùng mẹo đặt
câu. Điều đó là tự xưa nay ta học chữ nho, thi cử, thơ từ, sách vở đều dùng
chữ nho, khinh rẽ tiếng nôm. Họa có người làm thơ văn nôm được hay… là
nhờ lúc cao hứng, tài thiên bẩm, chớ chưa từng ai nghiên cứu, học hành
tiếng An-nam cả. Điều đó thật là một khuyết điểm đó…
»

Khuyết điểm này, hai ông Nguyễn-văn-Ngọc và Dương-quảng-Hàm

đã thực sự tận tụy một đời để bồi bổ cho những công trình nghiên cứu ngôn
ngữ và văn chương Việt-Nam cũng như cuộc đời nhà giáo và những sách
giáo khoa Việt văn của hai ông

70

– chứ không huênh hoang giả dối và ngạo

nghễ như Phạm-Quỳnh rằng « Tôi đây tự nguyện hy sinh một đời để gây
dựng cho tiếng nước nhà thành văn chương », nhưng rốt cuộc để lại được
những gì đáng để trên địa hạt ngôn ngữ và văn học Việt-Nam ?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.