kẻ hậu tấn – kẻ đi sau ; tiếng tam kỳ – tiếng ba kỳ (Bắc, Trung, Nam) ; việc
thư từ biên ký – việc thư từ ghi chép…
b) Phương thức Nam Phong : dùng bừa bãi tiếng Hán-Việt mới, đa
số là do Tàu phiên dịch các danh từ Tây phương về học thuật và khoa học,
và một số ít do nhóm Nam Phong phiên dịch (thường cầu kỳ, lố lăng nên
chẳng bao lâu bị gạt bỏ : coi những « danh từ Nam Phong » đã viện dẫn
làm thí dụ ở một đoạn trên).
- Lớp « Nho Tây » dĩ nhiên thua kém « Nho Tàu » về chữ Hán, mà
còn thua kém họ cả về tiếng Việt : so sánh cách dùng từ ngữ thuần Việt và
cú pháp (không cần nói tới văn Pháp, bút Pháp) của thơ phú chữ Nôm từ
1905 trở về trước với những bài « văn xuôi » trong Nam Phong vào những
năm 1917-1922, ta sẽ thấy ngay nhược điểm này
– tệ hại nhất là « văn »
Phạm Quỳnh
. « Văn nôm » xưa càng sử dụng từ ngữ Việt chính xác với
một cú pháp thanh thoát bao nhiêu thì « văn quốc ngữ » của « Nho Tây »
càng thô kệch, rườm rà, bê bếch bấy nhiêu
– nhất là họ căn cứ vào cú
pháp « tiếng Tây » để xây dựng cú pháp mới cho tiếng Việt và tìm cách
nhập cảng những từ ngữ thông thường của « tiếng Tây » bằng cách phiên
dịch để sử dụng trong tiếng Việt, thí dụ : tiếng Pháp đòi hỏi phải có article
trước nom, tức mạo từ trước danh từ, thì họ đặt bừa phứa « cái » và « sự »
trước các danh từ Việt và Hán-Việt, tưởng đó là hai arcticles của tiếng Việt,
hoặc vì không thấu hiểu tiếng thuần Việt, họ đã dùng sai lạc hẳn ý nghĩa
trong việc phiên dịch một số danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt như : Vai
tuồng, vai trò – rôle ; cái tôi – le moi, trong câu : le moi est haissable
(Tuồng, Trò và Tôi không đúng với ý nghĩa tiếng Pháp rôle và le moi)… Tệ
hơn nữa là khi họ làm « Tự điển » trong đó tiếng Hán-Việt thường được
giải thích đúng nghĩa hơn tiếng thuần Việt (điển hình là cuốn Việt-Nam Tự
Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức do Phạm-Quỳnh làm chủ biên). Có thể nói
họ không am tường ý nghĩa và không sử dụng thông thạo từ ngữ Việt bằng
hai giới thợ thuyền và dân cày (cứ giở bất cứ trang nào trong Việt-Nam Tự
Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, ta sẽ thấy rõ điểm này). Hơn nữa, « Tự
điển »
của họ thiếu sót rất nhiều từ ngữ thông dụng trong dân gian (khối