CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC - Trang 32

Do đó, « việc học chữ nho là cần thiết để người An-nam khỏi mất liên

lạc với văn chương cổ điển và với văn minh Trung quốc, đó là nguồn gốc tổ
chức gia đình, xã hội, hành chánh, phong tục tập quán tư tưởng, tín
ngưỡng, và sau cùng những lề lối cư xử từ bao thế kỷ đã cấu tạo đời sống
tinh thần, luân lý của họ
».

Trong những bản báo cáo chính trị của Thống sứ Bắc kỳ gửi Toàn

quyền và của Toàn quyền gửi Tổng trưởng Thuộc địa (1910) đoạn nói về
chữ quốc ngữ, cũng nêu những lý do, mục đích tương tự kể trên.

BƯU THỊ 17.2.1910

Về việc phổ biến chữ quốc ngữ được chấp thuận để ghi chép những

văn thư chính thức.

Thông sứ gửi các Công-sứ, quan đầu tỉnh Hà-nội ngày 17.2.1910.

Việc hiểu biết chữ quốc ngữ càng ngày càng được lan rộng trong đám

dân chúng bản xứ ngày nay đã nhận thấy lợi ích thực tiễn của thứ chữ viết
đó. Việc phổ biến càng nhanh chóng nếu nền hành chánh chấp thuận chữ
quốc ngữ để ghi chép những văn thư chính thức, những thông cáo, thông
báo v.v… như đã làm một cách thành công ở Nam kỳ.

Thật là hay nếu thử áp dụng theo chiều hướng đó và tôi nghĩ rằng đã

đến lúc làm công việc trên. Đã hẳn ở Bắc kỳ, việc dịch ra chữ nho sẽ kèm
theo bản văn bằng quốc ngữ. Tôi yêu cầu quí vị cho biết ý kiến về vấn đề
này. Tôi không cần phải nhắc kinh nghiệm của Quí vị và sự am hiểu xứ sở
của Quí vị chắc hẳn đã cho Quí vị thấy việc phổ biến chữ quốc ngữ chỉ có
thể rất lợi ích cho việc phát triển ảnh hưởng của chúng ta trong xứ này là
làm cho sự giao thiệp của chúng ta với dân bản xứ được dễ dàng.

SIMONI

(Bulletin de l’administration du Tonkin

Tập-San Hành chánh Bắc kỳ, 1910, tr. 303)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.