THÔNG TƯ 1.6.1910
Về việc phổ biến chữ quốc ngữ.
Quyền Thống sứ Bắc kỳ gởi Công-sứ các tỉnh Bắc kỳ, Đốc lý Hà-nội
và Hải phòng và các Tư lệnh khu Quân sự.
Hà-nội, ngày 1 tháng 6 năm 1910.
Qua Bưu thị số 31 ngày 17.2.1910 vừa rồi, tôi đã hỏi ý kiến Quí vị về
việc dùng chữ quốc ngữ thuận tiện hay không, đồng thời với chữ nho để ghi
chép những văn kiện chính thức, Quí vị đã đồng thanh nhìn nhận lợi ích
của một biện pháp như thế.
Vậy chỉ còn cần xác định rõ tầm mức và những điều kiện áp dụng.
Không có vấn đề bỏ chữ nho và thay thế bằng chữ quốc ngữ. Mọi ghi âm
tiếng An-nam, nhất là tiếng Hán-Việt vẫn luôn luôn phải làm và dễ gây lẫn
lộn. Số âm tiếng An-nam hay Hán-Việt rất hạn chế, một âm đôi khi chỉ thị
nhiều tiếng và ý tưởng khác nhau và luôn luôn rất khó phân biệt nếu không
dùng chữ nho. Hễ khi nào muốn cho những bản văn có một lối viết chắc
chắn một chút hoặc để diễn tả những ý tưởng trừu tượng, tổng quát, chữ
quốc ngữ, trong tình trạng hiện thời vẫn còn thiếu sót.
Đàng khác việc học chữ nho luôn luôn là cần thiết đối với người An-
nam để khỏi mất liên lạc với văn chương cổ điển và với văn minh Trung-
hoa, đã là nguồn gốc tổ chức gia đình, xã hội, hành chánh, nhiều phong-
tục, tập truyền, tư tưởng, niềm tin và sau cùng những lề lối cư xử từ bao thế
kỷ đã cấu tạo đời sống tinh thần, luân lý của họ.
Người ta nhận thấy việc xóa bỏ chữ nho đã gây nên ở Nam kỳ một trở
ngại lớn trong xã hội người bản xứ vì trình độ đạo đức của dân chúng bị sa
sút.
Nhưng nếu việc học chữ nho là cần thiết đối với người bản xứ về
phương diện đào tạo trí thức và đạo đức, thì việc ghi âm tiếng An-nam bình
dân có thể tạo nhiều ích lợi vô kể cho toàn dân vì làm cho những giao thiệp
hằng ngày được dễ dàng, làm cho mọi người được trực tiếp liên lạc với