CHỮ, VĂN QUỐC NGỮ THỜI KỲ ĐẦU PHÁP THUỘC - Trang 35

những tình cảm của người bản xứ. Mục đích của chúng ta không phải là áp
đặt cho họ một cải tổ bằng cách xóa bỏ chữ viết truyền thống của họ nhưng
chỉ nhằm đề nghị với họ một lợi khí truyền thống thuận tiện.

Tất cả những người bị những nhu cầu sinh sống thúc đẩy, không có

giờ học chữ nho, sẽ chấp nhận chữ quốc ngữ và sử dụng nó càng ngày
càng nhiều khi họ càng cảm thấy nó tiện lợi. Những kết quả của phong trào
bộc phát nay sẽ vừa làm cho người An-nam hài lòng, vừa làm cho ảnh
hưởng của chúng ta được phát triển. Vì tất cả những gì, tự nó thuận lợi cho
việc giao thiệp giữa dân tộc được bảo hộ và người đi bảo hộ và làm cho họ
hiểu biết lẫn nhau hơn chỉ có thể đem lại lợi ích đồng đều cho cả hai.

P. SIMONI

(Tập San Hành Chánh

Bắc kỳ 1910, trang 766-767)

THÔNG TƯ SỐ 472

Bưu thư thông tư về việc soạn thảo những Án lệnh và thư từ chính

thức bằng quốc ngữ.

Thống sứ Bắc kỳ gởi các Công sứ, Quan tư các vùng Quân sự, Đốc lý

Hà nội, Hải phòng.

Tôi hân hạnh tin Quí vị hay không một bản văn pháp lý nào ấn định

một cách bắt buộc phải được viết bằng chữ nho những án lệnh của Tòa án
An-nam, và cả những giấy tờ về thủ tục kèm theo ; không có một trở ngại
nào về việc có thể soạn thảo thẳng bằng quốc ngữ tất cả những tài liệu liên
hệ.

Tôi cũng không thấy bất tiện nào trong cả việc soạn thảo thư từ hành

chánh giữa nhà cầm quyền bản xứ và Tòa Công sứ ; một sự dễ dãi nhằm
giản dị hóa việc làm bàn giấy và tránh được khỏi mất nhiều thời giờ, đàng
khác đó cũng là áp dụng những chỉ thị đã nêu lên trong thông tư số 75
ngày 1.6.1910 về việc phổ biến chữ quốc ngữ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.