CHÚA TỂ NHỮNG CHIẾC NHẪN: NHÀ VUA TRỞ VỀ (QUYỂN 3) - Trang 553

Một điều thấy rõ là tộc Eldar ở Trung Địa, vì đã quen với lượng thời

gian nhiều hơn hẳn như Samwise từng nhận xét, thường tính theo từng giai
đoạn rất lớn, và từ Quenya yén vẫn thường dịch là “năm” (I 490) thực tế
tương đương với 144 năm của chúng ta. Dân Eldar ưa dùng hệ số sáu hoặc
mười hai bất kỳ lúc nào có thể. Một “ngày” mặt trời được gọi là và tính
từ lúc mặt trời lặn hôm trước tới hôm sau. Một yén bao gồm 52.596 ngày.
Dân Eldar tính tuần cho các mục đích nghi lễ hơn là thực tiễn gồm sáu
ngày, gọi là enquië, mỗi yén gồm 8.766 enquier nối tiếp tuần hoàn suốt năm
dài đó.

Ở Trung Địa, dân Eldar còn dùng đơn vị ngắn là năm mặt trời, gọi là

coranar tức “vòng mặt trời” khi xét theo khía cạnh thiên văn học, nhưng
thông thường gọi là loa, “đợt sinh trưởng” (đặc biệt ở miền Tây Bắc) khi
chủ yếu nói về những thay đổi theo mùa của cỏ cây, là mối quan tâm chính
của người Tiên cũng như trong nhiều việc khác. Mỗi loa lại chia thành
nhiều kỳ có thể coi là các tháng dài, hoặc các mùa ngắn. Hiển nhiên những
kỳ này khác nhau ở mỗi vùng khác nhau; nhưng ghi chép của dân Hobbit
chỉ để lại thông tin về Lịch Imladris. Lịch đó có sáu “mùa” như vậy, các tên
Quenya là tuilë, lairë, yávië, quellë, hrívë, coirë, có thể tạm dịch là “xuân,
hạ, thu, phai, đông, nhú”. Các tên Sindarin là ethuil, laer, iavas, firith,
echuir.
Mùa “phai” còn gọi là lasse-lanta, “lá rụng”, hay tiếng Sindarin gọi
narbeleth, “mùa mặt trời mờ”.

Lairë hrívë đều có 72 ngày, các mùa còn lại có 54 ngày. Mỗi loa

bắt đầu bằng yestarë, ngày liền trước mùa tuilë, và kết thúc bằng mettarë,
ngày liền sau mùa coirë. Chen giữa yávië quellë là ba enderi tức “ngày
giữa”. Như vậy là đủ một năm 365 ngày, điều chỉnh thêm bằng việc nhân
đôi số enderi (thêm ba ngày nữa) cứ mỗi 12 năm.

Không có thông tin rõ ràng về việc sửa lại những chênh lệch gây mất

chính xác. Nếu một năm thời đó cũng dài bằng hiện nay, thì mỗi yén hẳn đã
bị thừa ra nhiều hơn một ngày. Ta biết chênh lệch đó có tồn tại, nhờ một ghi
chú trong phần Lịch pháp cuốn Sách Đỏ, rằng trong “Niên lịch Thung Đáy
Khe” cứ mỗi ba yén thì năm cuối lại bớt đi ba ngày: việc nhân đôi ba ngày

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.