enderi năm đó không được thực hiện; “nhưng việc này chưa xảy ra trong
thời chúng ta”. Còn các sai lệch khác có được sửa không thì không thấy ghi
lại.
Người Númenor đã chỉnh lại các quy ước này. Họ chia một loa thành
những kỳ ngắn hơn, độ dài đều nhau hơn; và họ giữ tục lệ tính năm bắt đầu
giữa mùa Đông như Con Người miền Tây Bắc, tổ tiên họ vào Kỷ Đệ Nhất.
Sau này họ còn kéo một tuần thành bảy ngày, mỗi ngày tính từ lúc mặt trời
mọc (từ biển Đông) hôm trước tới mặt trời mọc hôm sau.
Cách tính của người Númenor, dùng cả ở Númenor lẫn Arnor và
Gondor cho tới lúc dòng vua chấm dứt, gọi là Niên lịch Các Vua. Một năm
thông thường có 365 ngày. Năm chia làm mười hai astar tức tháng, mười
tháng có 30 ngày và hai tháng có 31. Hai astar này nằm trước và sau ngày
Giữa Năm, đại khái bằng tháng Sáu và Bảy của ta. Ngày đầu năm gọi là
yestarë, ngày giữa năm (ngày thứ 183) gọi là loëndë, ngày cuối năm gọi là
mettarë; ba ngày đó không thuộc về tháng nào. Cứ bốn năm một lần, trừ
năm cuối mỗi thế kỷ (haranyë), hai enderi tức “ngày giữa” lại được dùng
thay loëndë.
Ở Númenor bắt đầu tính năm từ 1 KĐ2. Độ Khuyết gây ra khi bớt một
ngày khỏi năm cuối thế kỷ phải chờ tới năm cuối thiên niên kỷ mới được bổ
sung, chừa lại độ khuyết thiên niên kỷ dài 4 giờ 46 phút 40 giây.
Phép điều chỉnh này được thực hiện ở Númenor vào các năm 1000,
2000, 3000 KĐ2. Sau cuộc Sụp Đổ vào năm 3319 KĐ2, lịch pháp cũ vẫn
được duy trì ở các vương quốc lưu vong, nhưng tới đầu Kỷ Đệ Tam thì bị
đảo lộn vì bắt đầu đánh số lại: 3442 KĐ2 trở thành năm 1 KĐ3. Khi đổi
năm 4 KĐ3 thành năm nhuận thay cho năm 3 KĐ3 (3444 KĐ2), một năm
ngắn 365 ngày bị chèn vào giữa, khiến độ khuyết tăng lên thành 5 giờ 48
phút 46 giây. Ngày bổ sung hằng thiên niên kỷ bị chậm 441 năm: vào năm
1000 (4441 KĐ2) và 2000 KĐ3 (5441 KĐ2). Để giảm bớt những sai sót
sinh ra cũng như độ khuyết cộng dồn qua các thiên niên kỷ, Mardil Quốc