VẬT VỚI MA
Phan Đức Nam
C
ứ hai năm một lần, đất Thăng Long lại tưng bừng mở hội vật toàn
quốc. Nhiều đô sừng sỏ đứng đầu các tỉnh thành rủ nhau đổ về kinh đô thi
tài để tranh chức vô địch. Hội vật có khi kéo dài cả tháng. Người người nô
nức theo dõi các trận đấu, đoán non đoán già ai sẽ là tân vô địch? Đô nào
nắm vững đai vô địch liên tiếp ba kỳ - tức 6 năm, được phong là Đại vô
địch. Thế mà thời ấy có đô vật Lê Hổ liên tiếp nắm giải suốt bốn kỳ, phá kỷ
lục từ trước đến giờ. Ông hầu như không có đối thủ, được giới anh hùng
tặng danh hiệu Voi Chảy.
Về võ nghệ và binh khí, đứng đầu là cụ Chép Vàng Phan Bá Vường.
Nhưng riêng môn vật thì phải là cụ Voi Chảy Lê Hổ. Một phần ông quá to
lớn, cao thước chín, nặng trên trăm ký, sừng sững như voi. Voi Chảy đã tấn
trụ thì chẳng ai nhấc lên nổi. Còn ông thì bốc cả đô vật người Pháp ném
như ném ngóe. Đến năm Lê Hổ ngoài 40 tuổi, ông mới thôi lên đài, nhường
giải cho các đô trẻ. Ông được mời làm chủ khảo chấm điểm các cuộc thi
vật quan trọng.
Đô vật trẻ giật giải tiếp sau Đại vô địch Voi Chảy không ai khác hơn là
học trò của ông, tên Lò Văn Sáng. Từ khi cha nuôi mất, Lò Văn Sáng
xuống núi tìm về gia đình họ hàng. Sáng có sức khỏe, nhanh nhẹn, giỏi săn
bắn, nhưng chưa được học võ nghệ, nên không phải là đối thủ của các đô
vật. Một hôm, cụ Voi Chảy có việc qua Nam Định đúng dịp mở hội, cụ ghé
vào xem thi vật tay và chạy nhanh. Lò Văn Sáng lập tức được cụ Voi chú ý:
“Chà! Giờ mới gặp được chàng trai nhanh nhẹn và có sức vóc dẻo dai như
thế này!”. Thế là cụ Voi Chảy nhận Sáng làm đệ tử.
Như rồng thêm cánh, vài năm sau, cậu học trò cưng của cụ Voi trở
thành đô vật lừng danh. Lò Văn Sáng liên tiếp giữ đai vô địch 3 kỳ, được