lặn, nhưng thực ra chỉ có một cuộn dây mồi, mấy cái áo phao dự trữ và con
dao nhọn dùng để cắt dây.
Toàn tàu tập trung sau lái, nhìn xuống nước trong bầu không khí im
lặng căng thẳng. Gió nhẹ, biển bình yên một cách đáng ngờ. Mặt cau có,
Hãn Râu đi lại như giẫm vào tổ kiến. Tấm lưng gấu lực lưỡng cúi gập hẳn
xuống.
- Một chỉ, ai dám nhận không? - Giọng Hãn Râu vang to và bình thản,
vẻ bình thản của người không còn đủ tự tin.
Cuộc mặc cả mang dáng dấp của sự ve vãn. Hãn Râu tăng phần
thưởng lên hai chỉ, sau đó lại kèm thêm mười lăm ngày phép. Dĩ nhiên ai
cũng biết rằng thuyền trưởng không có quyền cho lính nghỉ phép, nhưng
Hãn Râu vẫn quen hành động như vậy, còn vàng thì chỉ có người trên tàu
mới biết ở đâu ra.
Thuỷ thủ là những người thận trọng, nhưng bất cứ lúc nào cũng sẵn
sàng liều lĩnh, nếu như sự liều lĩnh ấy được trả giá xứng đáng. Không khí
dễ thở hơn. Vài người, toàn những thằng trẻ tuổi, giơ tay xin lặn. Hãn Râu
đã chỉ định Thiều Méo, nhưng thằng báo vụ quê Thái Lọ ấy chưa kịp cởi
quần áo thì Hải Bần sầm sầm từ khoang máy chạy lên.
- Để tui lặn cho, anh Hãn hề! - Hải Bần nằn nì bằng thứ tiếng Nghệ An
chưa hề pha tạp.
Sau này ai nấy nhớ lại, giọng thằng Hải nghe lạ hoắc, còn hôm đó tất
cả đứng như hóa đá. Hải Bần là lính cơ điện, mới mười chín tuổi, vốn dân
miền biển, thấp bé nhưng rắn chắc, suốt ngày cởi trần, da đen như tắm nước
la canh vừa cưới vợ chưa đầy hai tháng. Có thể ai đó bị hai chỉ vàng hấp
dẫn, nhưng Hải Bần thì lại khác. Hắn chỉ nghĩ đến mười lăm ngày phép mà
thôi.
Hải Bần không đợi thuyền trưởng đồng ý, xăm xăm tiến lại gần đống
đồ lặn, vội vã buộc sợi dây mỗi ngang lưng, cầm dao, trèo qua lan can.
Nhưng vòng tròn mờ đi rất nhanh, chỉ còn lại từng đám bọt trắng nổi lên và
vỡ tan trên sóng. Mọi người bắt đầu thấy rằng chọn Hải Bần là đúng đắn.
Rõ ràng, gã có thể qua mặt cả Hãn Râu.