CHUYỆN CÁC BÀ TRONG CUNG NGUYỄN - Trang 13

trung đủ nhân công và thợ giỏi để thực hiện việc xây cất. Sưu dịch từ đó càng
thêm nặng nề, ác liệt. Lại thêm trời hạn hán, mất mùa… dân tình đã đói kém lại
càng thêm khổ ải. Tiếng kêu than vang khắp đó đây. Trong vương phủ, những ai
còn chút lương tâm đều oán ghét Tống Thị và run sợ cho sự nghiệp của Chúa.
Chưởng cơ Nguyễn Phước Trung-em ruột của Chúa Thượng- vốn có tính nóng
nảy, cứng rắn. Ông nuôi một bầy thú dữ để mua vui. Thấy Tống Thị quá lộng
hành, ông đã gọi đích danh Tống Thị xỉ mắng cùng đe dọa để bà ta dừng tay tội
ác. Ông nói: “Đã đến lúc ta phải cho bầy ác thú của ta nhai xương xé xác con
mẹ dâm phụ họ Tống để rửa hờn cho sĩ thứ. Có làm được như thế ta mới hả
lòng”.
Nghe lời đe dọa của Chưởng cơ, Tống Thị rất lo sợ! Vì bà biết rõ tính tình ông:
đã nói là làm. Bà tránh mặt ông Chưởng cơ, cố nuốt giận để tìm dịp phục thù.
Tuy vậy lời đe dọa của Chưởng cơ cũng có làm cho y thị chùn lại phần nào,
nhưng rồi lại tái diễn: chúa Thượng vẫn chưa bỏ ý định bóc lột lương dân để
xây dựng “lạc đài” cùng dâm phụ vui vầy.
Theo gương trung dũng của Chưởng cơ, Nội tán họ Phạm, vốn là người cương
trực, tiết khí, đã thẳng vào Vương phủ Kim Long, khấu đầu thi lễ rồi khảng
khái tâu bày với Chúa:
- Thân Chúa, xin hãy chém đầu hạ thần, nếu chúa Thượng không còn nghe
những lời trung ngôn! Kẻ bầy tôi này không thể sống mà chịu tiếng bất trung
bằng lòng nhắm mắt, ngậm tăm trước những chuyện trái ngang có hậu quả đưa
tới nhiều nguy cơ cho đại nghiệp!
Thái độ quyết liệt của Nội tán họ Phạm làm chúa Thượng sửng sốt. Chúa đưa
tay ra hiệu cho Nội tán cứ việc tâu bày. Phạm Nội tán cất giọng đanh thép:
- Thân Chúa! Lịch sử xưa nay, điều kiêng kỵ nhất trong phép trị quốc là xây
đắp cung điện bằng oán hờn của trăm họ, chất chứa kho lẫm bằng máu mỡ của
lê dân. Vả lại, phép làm chính trị phải tôn trọng cương thường. Nay chúa
Thượng đã vì lòng nịnh ái một phụ nhân dâm laonj đến coi nhẹ đạo lý, nhân
luân, buông lỏng giềng mối, gây cảnh điêu linh thống khổ cho sĩ thứ lê dân giữa
lúc thiên tai hạn hán đang dấy khởi, lan tràn… thì nhất định khó tránh khỏi cái
họa suy vong: “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Là kẻ bầy tôi, trong hoàn cảnh
này, nếu không làm tròn trách nhiệm “tránh thần” để cứu vãn tình thế, thì chỉ
còn cái chết mới mong bảo toàn được khí tiết, khỏi phải lỗi đạo ái quốc, trung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.