ấy người của Ánh đi vắng, không bắt được ai, quân Tây Sơn lấy một ít của cải
của bà rồi rút đi.
Năm Đinh Tỵ (1797), quan bộ binh của Tây Sơn là Nguyễn Đại Phát đi trấn
thành Qui Nhơn, bà dò biết ông Phát đã mệt mỏi với nhà Tây Sơn, liền sai Đức
Tuấn đi theo tiễn chân. Đến đoạn đường vắng, Đức Tuấn đọc cho ông Phát
nghe một câu của ông Khoái Triệt ngày xưa:
- “Thời hồ thời hồ bất tái lai”.
(Thời gian và cơ hội không trở lại lần thứ hai)
Hiểu ý, ông Phát “ngúc đầu” một cái rồi hai bên bái biệt nhau. Về sau ông Đại
Phát theo Nguyễn Ánh.
Ông Lê Chất, người quê Phù Mỹ (Qui Nhơn) là một đô đốc có tài của Tây Sơn.
Khi nội bộ nhà Tây Sơn rối loạn, ông lấy làm buồn, giả vờ chết rồi trốn lên ẩn
tại núi Trà Đồng (!). Biết chuyện bà Ngọc Huyên sai người đến khuyến dụ, Lê
Chất về đầu Nguyễn ÁNh và sau trở thành công thần Nhà Nguyễn được phong
tước quận công.
Năm Canh Thân (1800) quân Tây Sơn tập trung vây thành Qui Nhơn, thành
Phú Xuân bỏ trống. Bà Huyên cho người khảo sát tình hình, vẽ bản đồ chỉ thị
hình thế cửa biển Tư Dung (tức Tư Hiền) và cửa Eo (tức Thuận An) giao ông
Phạm Hữu Tâm theo đường núi vào tìm nơi đóng quân của Nguyễn Ánh, giao
tận tay cho Ánh. Do tin tức của bà Huyên nên Nguyễn Ánh mới có ý định đánh
Phú Xuân trước khi giải vây thành Qui Nhơn.
Như trên đã tường thuật, quan bộ binh của Tây Sơn là Nguyễn Đại Phát, qua sự
vận động khéo léo của người nhà Ngọc Huyên, đã ngầm theo Nguyễn Ánh, cho
nên khi vào trấn thành Qui Nhơn, bề ngoài ông là quan Tây Sơn nhưng trong
lòng thì đã nghĩ đến chuyện khác… Biết rõ thâm tâm của ông, bà Ngọc Huyên
nhờ Đoàn Văn Cát khiến chị của Đại Phát cầm sắc chỉ của Nguyễn Vương vào
Qui Nhơn dụ Phát đầu thú quân Nguyễn. Nhận được sắc chỉ, Đại Phát cùng với