Chợt nghe tin dữ huyền minh cầm việc quan (1) đâu dám lánh nạn, Việt Cơ là
nghĩa tử (2) tôi đã chẳng được hầu Tử Xa để dưỡng bệnh (3) lại chẳng nghi làm
Kiềm lâu mà chủ tan y! Có thể nhẫn được, chỉ có thể cất thoa, bỏ phấn đành là
mang tiếng suốt đời, dây dứt gương tan, gượng ngậm hờn ở giữa đường mà
thôi, nhưng mà chàng ở chi hữu, hết hồn yêm chệ để làm bóng ma, thiếp ở Hà
Dương giải nỗi khóc than, tay cầm ngọc quyết xót chẳng liền cành, khi mộ vân,
khi xuân thụ, xa trông nghìn dặm, nào linh cửu, nào xuyên xa, mẹ già tóc bạc
khóa ra hồng, con đỏ lòng son rây áo trắng, giả như những khách qua đường,
còn vì thương xót, trừ không phải thân gỗ đá, sao đợi được lâu?
Rất sợ như bóng mặt trời tàn, cây nấm úa, như cỏ non yếu đuối bóng trầu lung
lay, chợt gặp nhau ở chốn minh minh, bèn hỏi rõ từng lúc trách lấy nghĩa phu
phụ, lấy tình tử sinh, thì tôi lấy gì mà nói lại với người dưới toàn đài, cho khỏi
phụ cái công dạy dỗ ở chốn công cung, tôi đã nghĩ đi nghĩ lại, thì an táng ở Phú
Xuân là hơn.
Nay đã vâng sắc mạng ở đài trung suy ra lòng xích tử, nhưng theo người con
gái đậy bầu ở bến sông Lại thì còn kém xa (4) .
Cúi xin nghĩ đến việc ngu thần thờ nước, xét đến lòng nghi phụ cáo ai, mong
được khinh quan (5) , chớ nên chuyên đạo (6), cho chuyền cửu như chuyện Tử
Cư, xin phù tang như Viên Thị (7) . Lần qua quan ải núi rừng, chẳng ngại sóng
to gió lớn, thực là nhà vua hậu tứ, không phải thần thiếp dám mong, tôi xin tự
xuất 120 lạng bạc để chia cho những trạm phu hộ tống, nếu được đội ơn vua soi
xét, tôi không những làm con chim ngậm đá lấp bể Đông khi sóng gió, lại xin
làm người kết cỏ buộc quân dịch ở chốn cương trường”.
Vua Tự Đức xem biểu thấy tình tứ ai thiết, chuẩn cho. Ban chiếu cấp cho phu
trạm đưa quan tài về Kinh.
Công chúa làm một sanh phần cạnh mả ông Thuật để ở. Từ bấy giờ thề trong
tâm, khóc đến ra máu, một mình ở chốn cô phòng, không ra khỏi cửa, hầu hơn
10 năm, người ta khen là khổ tiết.
Công chúa có tập thơ Nguyệt Đình thi thảo. Bà là người trinh tỉnh, xuất tự thiên
tính, được giáo huấn trong cung khổn và các người anh, việc làm trước sau đều
theo lẽ chính. Cho nên trong bài tựa tập thơ, Tuy Lý Vương Miên Trinh đã viết:
“Phát ra ở tình, dừng ở lễ nghĩa, cùng thơ Hà Quảng, thơ Tái Trì ở Vệ Phong”.