Tính năng này cho phép so sánh giá của chuyến đi chung với chuyến đi một
mình. Ở Ấn Độ, những đối thủ của Uber chấp nhận thanh toán bằng tiền
mặt, trái ngược với Uber. Gần như một quan điểm tôn giáo với Kalanick,
ông tin rằng những giao dịch không dùng tiền mặt là bí quyết trong công
thức thành công của Uber. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng thấp ở Ấn
Độ làm chậm quá trình phát triển của Uber, và do đó, công ty này thử
nghiệm việc nhận thanh toán bằng tiền mặt ở một thị trường: thành phố
Hyderabad, phía Nam Ấn Độ. Ed Baker, giám đốc chiến lược tăng trưởng
của Uber, nói rằng thành công xuất sắc của thử nghiệm này đã thuyết phục
Kalanick đổi ý. “Anh ấy nói, ‘Tôi ghét các anh, nhưng chúng ta phải triển
khai điều này.’” Ngày nay, Uber cho phép giao dịch tiền mặt ở nhiều nước
Mỹ Latin, châu Á và châu Phi. Họ thậm chí còn thử nghiệm giao dịch tiền
mặt ở hai thành phố Hoa Kỳ là Colorado Springs và Denver. Một phát kiến
khác ở thị trường Ấn Độ là UberDost, một phần mềm riêng biệt cho phép
các tài xế nhận những khoản hoa hồng khi giới thiệu bạn bè trở thành tài xế
Uber. Ứng dụng này sau đó được triển khai trên toàn thế giới.
Một phần của cuộc thử nghiệm cũng bao gồm việc thay đổi hình ảnh của
Uber. Họ hợp tác với Hội những bà mẹ phản đối lái xe khi say rượu để
khuyến khích khách hàng sử dụng Uber thay vì lái xe khi say rượu. Công ty
này xây dựng một hội đồng cố vấn bao gồm những vị tướng nghỉ hưu nhằm
khuyến khích các cựu quân nhân đăng ký làm tài xế Uber. Họ cũng hợp tác
với các bệnh viện để giúp những bệnh nhân ung thư trở về nhà sau khi điều
trị. Dịch vụ chuyến đi sau điều trị bắt đầu tại Trung tâm Y tế Hackensack ở
New Jersey. Rachel Holt, giám đốc vận hành khu vực Bắc Mỹ, nói: “Có rất
nhiều dịch vụ hợp tác khác nhau chứ không chỉ là dịch vụ gọi xe sang trọng
để về nhà sau bữa tiệc mà chúng tôi từng làm.”
Uber sử dụng cách tiếp cận phân quyền cho những chiến dịch kiểu này.
Tổng giám đốc ở các thị trường giám sát việc tiếp cận những tổ chức như
bệnh viện. Uber cũng áp dụng cách làm này với các dịch vụ đặc trưng và
những chiến dịch marketing “gây sốc” – cách Uber gọi những ý tưởng thu