Vậy ông Cống-Quỳnh biểu quân trong nhà đưa các quan về, lại dạy nó
tráo dinh hết, tới đâu thì bảo mở cửa đem thẳng vào giường kẻo ngài say đã
mê-mết rồi. Quân dạ dàn võng dá ra. Võng các ổng đem lộn dinh hết.
Đến sáng ngày ra, ai nấy thức dậy ngó sao mùng mền khác lạ không
phải nhà mình, xẻn-lẻn
ra ai về dinh nấy, biết bị Cống Quỳnh khuấy chơi
rồi, căm-căm trong bụng giận ông Cống Quỳnh.
Mà ông Cống Quỳnh ngoan lắm, chạy đón các quan đang đi vô chầu,
nói : Cơ khổ ! Tệ quá ! Hôm qua cầu vui uống rượu cầm chừng chờ trẻ nó
dọn ăn, mà mắc bụng đói say sớm làm không ai ăn hết ; thấy các ông say tôi
hối quân võng các ông về kẻo để khuya nhiễm mù sương có khi khốn. Té ra
các ông báo tôi, thôi hôm nay thịt cá ê-hề ăn không hết.
Cách năm mười bữa, Cống Quỳnh xin cấm chợ ba bữa để cho ổng phơi
sách. Thiên-hạ đồn Cống Quỳnh phơi sách, đâu đó rủ nhau đến coi. Đến
bữa ấy, ổng biểu quân đem chiếu trải giữa chợ, cổi quần cổi áo ra nằm giữa
đó. Người ta hỏi : Ủa ! Nghe nói ngài phơi sách, mà sao ngài làm làm cái gì
vậy ? Ổng mới chỉ cái bụng ổng nói : Sách ở trong bụng, chớ sách ở đâu ?
Ông Cống Quỳnh thường hay đi đò, mà ổng không có trả tiền : tháng
kia qua tháng nọ ổng cũng không có trả. Quân đưa đò nó mới đòi ổng ; ổng
nói : Thôi để mai mốt tao trả cho. Ổng về mua tre mua lá, chở ra giữa dòng
sông, cất lên một cái chòi, viết ba chữ dán vào đó : Chưởi cha đứa nào coi
về học lại.
Thiên-hạ nghe ông Cống-Quỳnh làm gì lạ không biết, thì đua nhau tới
đó mướn đò ra coi. Coi rồi vô, kẻ khác hỏi chớ giống gì vậy ? Ai nấy đều
nói : Nói không được, hãy ra đó mà coi lấy. Đò đưa đà không lập
tiền ; lấy tiền cũng đã mê.
Dỡ chòi rồi, quân chèo đò, nó còn đòi tiền ông Cống-Quỳnh nữa. Ông
mới nói : Bây mắc tao bây giờ thì có chớ, mà bây lại theo đòi tao nữa ? Vậy
chớ ai làm cho bây đặng mối mấy bữa đó ? Bây có biết không ?