Ông già Lâm-tri gả con cho Giám-sanh. Hồi sắm sữa gả, rước thầy bói
việc trăm năm cho con. Thầy bói nói con gái ấy sau chịu quan hình, ông già
không bằng lòng. Thầy bói cười nói: tôi nói sa đề, con nhà thế gia có đâu
phải tới công đình, mà vợ ông Giám-sanh ai lại dám đá động.
Đến khi con gái ông ấy về nhà chồng, thì lăng loàn hổn hào chưởi chồng
như chưởi đầy tớ. Ghe phen chống chịu không đặng, tức mình phải đi thưa
quan. Quan thâu đơn cho đòi con gái, ông già hay đặng, sợ đem con cháu
tới quan, xin bải vụ kiện; thầy Giám-sanh cũng tự hối xin thôi. Ông huyện
thạnh nộ nói: việc đã vào chốn công môn, ai muốn thôi cũng được thảy
sao? Quan huyện làm hẳn cho bắt vợ Giám-sanh hỏi sơ một hai lời rồi nói
là đờn bà dữ, dạy đánh ba chục lột da trôn.
Sách dị sử bàn rằng: thân phận đờn bà yếu đuối quan huyện dễ chẳng
thương, cớ sao ra tuồng giận dữ thể ấy. Nhưng vậy trong hạt có ông huyện
công thẳng, thì trong làng mới bớt đờn bà dữ với chồng.
105. – TUYẾT XUỐNG MÙA HẠ
Năm đinh hợi tháng bảy ngày mồng sáu, bên Tô-châu tuyết xuống thình
lình, hao nhiều cây trái, nhơn dân sợ hãi, đều đam nhau tới chùa Đại-vương
mà vái cho khỏi nạn. Thần Đại-vương lên đồng quở rằng: bây giờ có tới
quan, xưng chữ lão gia, thì ai nấy đều thêm chữ đại ở đàng trước; còn ông
thần minh thì không thể để chữ đại, trong ý tưởng không đáng để chữ đại
sao? Ai nấy thất sắc, đều kêu ông thần là đại lão gia. Tuyết bèn dứt đi
không xuống nữa. Nghĩ ra thần cũng ưa mị, chịu phùng nghinh, huống lựa
là người.
Phong tục đổi đời, kẻ làm nhỏ càng mị, kẻ làm lớn càng kiêu. Chẳng kỳ
quan chức lớn nhỏ, đều ưa xưng là quan lớn, mai mốt trên chữ lớn không
biết còn thêm chữ gì! Nhứt là tại nơi kẻ hầu gần vẽ viên cho lớn sự thể:
tiếng tục nói là Thủy đại thuyền tự cao, thích nôm là nước lớn thuyền phải
nổi lên cao.