98
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
liên hệ gì đến cơn giận của kẻ giận.
Cách đây vài tháng, trên các kênh truyền hình chiếu phim
phóng sự về sự kiện nhân viên cai ngục của Mỹ hành hạ bất
nhẫn với tù nhân Iraq, buộc các tù nhân Iraq cởi bỏ quần áo
rồi dùng dây thòng lọng kéo cổ người này sang người kia.
Và quay phim, chụp ảnh để bôi nhọ, sỉ nhục khiến cộng đồng
quốc tế căm phẫn. Chính phủ Mỹ đã trừng phạt đích đáng các
can sự và cách chức giám đốc nhà tù chính trị. Lính Mỹ hành
động bất nhân như thế là “Giận cá chém thớt”. Nguyên nhân
có thể do lính Mỹ có chiến hữu bỏ xác trên chiến trường Iraq
hoặc căm ghét chế độ độc tài của Sadam Hussein. Sự sân hận
làm những viên cai ngục Mỹ trả đũa lên các tù nhân Iraq vốn
không liên hệ nhiều đến Hussein, hay cái chết của các chiến
binh Mỹ tại Iraq. Đôi lúc, sự tàn nhẫn trong cách “Giận cá
chém thớt” có sức tàn phá hơn so với đối tượng liên hệ trực
tiếp đến cơn giận.
Phía Iraq cũng có những phần tử cực đoan, trả đũa khó mà
chấp nhận. Có người tự nguyện trở thành những quả mìn, tự sát
ở những nơi công cộng hay đại sứ quán Hoa Kỳ ở các nước.
Trong những hành động khủng bố, người cực đoan cố tình tạo
ra bất ổn ở nhiều nơi. Họ bắt giữ con tin, hăm dọa, hành hạ, giết
chóc để buộc nước liên minh với Mỹ phải rút quân khỏi Iraq.
Tất cả những hành động phản ứng trên đều thuộc loại “Giận cá
chém thớt”, phóng thích sân hận bằng cách hết sức sai lầm, mức
tàn phá khó lường. Sự phóng thích sân hận bằng cách này diễn
ra nhẹ nhàng hơn nếu chỉ quát mắng, la rày...
Ví dụ, có anh công nhân khoảng 50 tuổi, làm việc dưới
quyền một thanh niên trẻ. Một hôm, ông ta không hoàn thành
công việc nên bị cằn nhằn, nặng lời, chửi bới. Ông ta bị ức
chế tâm lý, cảm xúc khó chịu, bực bội vì sự chênh lệch tuổi
tác. Trở về nhà, thay vì vui vẻ với vợ con cho khuây khỏa